Chia sẻ

Tầm Quan Trọng Của Phân Kali

Phân bón chính là nguồn thức ăn hàng ngày của cây trồng và được chia làm hai nhóm gồm phân hữu cơ và phân hóa học, trong phân hóa học gồm: đa lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, S) và vi lượng (Fe, Zn, Cu, Mn, B, Mo). Đối với cây trồng, cây cần nhất là đạm, kế đến là kali, vậy tại sao kali lại đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng như thế? Bón kali vào giai đoạn nào ? Phân bón kali gồm những loại nào ?

Sự Tập Trung Dinh Dưỡng Của Các Nguyên Tố Dinh Dưỡng Trong Cây (Nguồn: Internet)
Sự Tập Trung Dinh Dưỡng Của Các Nguyên Tố Dinh Dưỡng Trong Cây (Nguồn Ảnh: Internet)

Kali quan trọng thế nào?

Nhu cầu kali của cây trồng rất lớn, nhu cầu kali của cây trồng chỉ đứng sau Nitơ. Trên đất có độ phì nhiêu cao, nồng độ Kali trong cây có thể ngang bằng với nồng độ Nitơ. Cây hấp thu kali dưới dạng K+ và chỉ tồn tại dưới dạng ion.

 

Vai trò của kali đối với cây trồng:

  • Họat hóa các enzyme trong tổng hợp tinh bột và chuyển hóa đường vào quả, hạt, củ, tham gia hình thành ATP, quá trình quang hợp,
  • K+ kiểm sóat thế năng và áp lực thẩm thấu của dịch tế bào. Sức trương tế bào, cây cứng cáp, đóng, mở khí khổng điều hòa nhiệt độ củ cây.
  • Hấp thu nước của rễ, do kiểm soát áp lực thẩm thấu.
  • Kali làm tăng khả năng chống chịu hạn, thông qua việc kiểm soát cả 2 tiến trình thoát hơi nước và hút nước của rễ.
  • Chống chịu lạnh
  • Tăng khả năng kháng sâu, bệnh
  • Giảm đổ ngã
  • Thân cứng cáp

Biểu hiện của thiếu kali:

Kali rất di động trong cây vì thế kali trong cây di chuyển dễ dàng từ lá già đến các điểm đang sinh trưởng non, khi cây thiếu kali sẽ biểu hiện trước tiên ở các lá già bằng những vệt cháy màu nâu đen, từ chóp là và dọc 2 bên rìa lá. Sau đó các vết cháy lan dọc thành sọc dọc hai bên gần chính, lá già rụng sớm.

Biểu Hiện Của Thiếu Kali Trên Lá Ngô (Nguồn Ảnh: Internet)
Biểu Hiện Của Thiếu Kali Trên Lá Ngô (Nguồn Ảnh: Internet)

Kali cần trong giai đoạn nào?

Kali thuộc nhóm đa lượng vì thế kali cần cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng và giai đoạn cây có nhu cầu kali nhiều nhất chính là giai đoạn già, lúc cây chuyển hóa tinh bột vào quả, củ, hạt. Lúc này cần tăng cường bón kali cao để chắc hạt, củ to và ngọt quả.

Mỗi loại cây trồng sẽ có những mức bón kali khuyến cáo riêng, vì thế bà con cần tìm hiểu thêm thông tin cho từng loại cây đang canh tác để đảm bảo cung cấp đủ kali cho cây và mang lại hiệu quả kinh tế.

Các loại phân Kali thông dụng

Kali clorua (KCl): còn gọi là kali muối ớt, loại này chứa kali và cả clo nữa. Đây là loại phân bón Kali phổ biến nhất trên thị trường vì giá thành rẻ, phù hợp rất nhiều loại đất khác nhau và hàm lượng Kali cao hơn so với những loại phân khác.

Kali clorua thích hợp bón cho cây dừa, cây lấy tinh bột (ngô, lúa mì), cây lấy dầu (cọ) và không nên dùng cho cây lấy hương liệu, thuốc lá, chè, Cafe, sầu riêng, khoai tây cam quýt,… vì gây ảnh hưởng đến chất lượng.

Kcl (Nguồn Ảnh: Internet)
Kcl (Nguồn Ảnh: Internet)

Kali nitrat (KNO3) hay còn gọi là diêm tiêu, là hợp chất hóa học  công thức hóa học  KNO3 với tên gọi là Kali Nitrat hoặc là Potassium Nitrate. Đây là muối ion của ion kali K+ và ion nitrate NO3

Kno3 (Nguồn Ảnh: Internet)
Kno3 (Nguồn Ảnh: Internet)

Trong quá khứ, con người đã sử dụng nó để làm một số loại ngòi nổ. Trong tự nhiên chỉ có một lượng nhỏ kali nitrat. KNO3 là chất nằm trong một phát minh lớn của nhân loại, đó là thuốc súng được người Trung Quốc tìm ra.

Ngày nay, trong nông nghiệp KNO3 được dùng làm phân bón, cung cấp nguyên tố kali  nitơ cho cây trồng. KNO3 có hiệu quả sử dụng cao nhưng giá thành rất đắt, thường dùng để phun kích bông trên cây ăn quả.

 

Kali sunphat (K2SO4): đây là loại phân bón vừa chứa kali vừa chứa lưu huỳnh. Loại này dùng bón hoặc phun xịt trong giai đoạn nuôi trái. Giúp ngọt trái (kali) và tăng hương vị (lưu huỳnh).

Kali Sunfat nhìn chung giá thành đắt hơn phân Kali Clorua nên được sử dụng ở một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, bón vào giai đoạn trước khi thu hoạch. 

Phân Kali Sunfat không chứa hàm lượng Clorua, phù hợp với các loại cây trồng nhạy cảm với Clorua.

Phân Kali Sunfat phù hợp với các loại cây trồng có nhu cầu lưu huỳnh cao nhằm tăng hương vị, chẳng hạn như cải bắp, hành tây, tỏi…

TênCông thức hóa họcMàu sắcThành phần
Kali cloruaKClMàu đỏ hoặc màu trắng50-60% K2O; 45-47 % Cl
Kali sunphatK2SO4Màu trắng48-53% K2O; 17-18% S
Kali nitratKNO3Màu trắng44-46% K2O; 13% N

Vài điều lưu ý

Chúng ta hay gọi “kali trắng” để ám chỉ Kali sunphat nhưng thật ra các loại kali thông dụng đều có màu trắng. Kali clorua thường có màu đỏ gạch (gọi là kali muối ớt) nhưng loại này có khi nó cũng có màu trắng là tùy vào quặng khai thác.

Cho nên không nên gọi “kali trắng” vì có khi sẽ mua nhầm, nên gọi đúng tên là kali sunphat.

Trong giai đoạn lấy cơi vẫn có thể dùng kali clorua (muối ớt) để tiết kiệm chi phí.

Quản lý phân Kali

  • Bón thường xuyên, bón lượng ít nhưng bón nhiều lần để tăng hiệu quả sử dụng và tránh rửa trôi.
  • Bón vãi trên mặt đất, kali di chuyển giới hạn trong đất, đến rễ rất chậm.
  • Bón kali vào vùng rễ, kali cố định tối đa trên đất có sa cấu mịn và khả năng cố định kali cao.
  • Bón vôi nhằm tăng độ bảo hòa base và pH, CEC nên có thể tăng kali trao đổi và giảm rửa trôi kali.

Vừa rồi là phần chia sẻ của tôi về phân kali, hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp bà con hiểu thêm về tầm quan trọng của phân kali, từ đó có thể đưa ra được những lựa chọn hợp lý trong canh tác.

Chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu!

Tác giả: Thiên Nhiên

Mọi thắc mắc về bài viết “Tầm quan trọng của phân Kali”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 –  0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Nhận Biết Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy Thiếu Nước Hay Dư Nước

Chia sẻNhận Biết Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy Thiếu Nước Hay Dư Nước Sau khi [...]

Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Hoa

Chia sẻChăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Hoa Chăm sóc sầu riêng giai đoạn [...]

6 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gây Vàng Gai, Bể Gai Sầu Riêng

Chia sẻ6 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gây Vàng Gai, Bể Gai Sầu Riêng Trong mọi [...]

3 Nguyên Nhân Gây Rụng Trái Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục

Chia sẻ3 Nguyên Nhân Gây Rụng Trái Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục Trong [...]

3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước

Chia sẻ3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước [...]

Nguyên Nhân Rụng Lá Sau Khi Xịt Tạo Mầm

Chia sẻNguyên Nhân Rụng Lá Sau Khi Xịt Tạo Mầm Nhằm nâng cao năng suất [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *