Chia sẻ

Vai Trò Của Đạm Đối Với Cây Trồng

1. Vai trò của đạm đối với cây trồng

  • Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng và là một trong những chất dinh dưỡng thường bị thiếu nhất trong sản xuất nông nghiệp. Cây trồng thường chứa khoảng 1 – 5% đạm theo trọng lượng khô.
  • Đạm tham gia tạo nên protein và các acid amin giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sống của tế bào thực vật. Tỷ lệ protein (%) trong nông phẩm rất dễ bị biến đổi và là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nông phẩm.
  • Đạm có trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzim, thúc đẩy quá trình quang hợp và các hoạt động sống của cây. Đạm cùng với lân ảnh hưởng đến khả năng di truyền của cây vì chúng nằm trong ADN và ARN. Đạm kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong đất.
  • Bổ sung đạm có liên quan đến sự sử dụng carbohydrate của cây trồng. Khi không bổ sung đủ đạm, carbohydrate sẽ bị tích tụ trong các tế bào sinh trưởng, làm cho chúng trở nên dày hơn, cây hình thành nhiều chất xơ hơn và làm cây trở nên khô ráp, cằn cỗi hơn.

2. Triệu chứng thiếu đạm

Khi cây trồng thiếu đạm, chúng trở nên cằn cổi và màu vàng xuất hiện trên lá. Sự mất protein trong lục lạp trong các lá già hình thành nên màu vàng hay bệnh úa vàng lá là chỉ thị sự thiếu đạm.

Khi thiếu đạm nghiêm trọng thì các lá bên dưới biến thành màu nâu và chết. Các vết úa vàng này bắt đầu ở đầu lá và lan dần vào phần bên trong lá cho đến khi toàn bộ lá chết. Xu hướng chung là các lá bên trên còn non vẫn tồn tại màu xanh trong khi các lá bên dưới bị vàng và chết.

Điều này cho thấy có sự di chuyển của đạm bên trong cây. Khi rễ không có khả năng hấp thu đủ đạm để thoả mãn nhu cầu sinh trưởng, protein trong các bộ phận già của cây bị chuyển hoá thành đạm hoà tan, vận chuyển đến các mô sinh trưởng hoạt động và được tái sử dụng để tổng hợp các protein mới.

Biểu Hiện Thiếu Đạm Trên Lá Cây Sầu Riêng
Biểu Hiện Thiếu Đạm Trên Lá Cây Sầu Riêng

3. Triệu chứng thừa đạm

Bón thừa đạm lá cây có màu xanh tối, tỷ lệ nước trong thân lá cao, thân lá mềm mại dễ bị sâu bệnh, quá trình sinh trưởng dinh dưỡng (thân, lá) bị kéo dài, quá trình hình thành hoa quả hạt bị chậm lại. Cây thành thục muộn, phẩm chất nông sản kém.

Bón thừa đạm cây dùng không hết, đất không giữ lại được (trên các loại đất nhẹ, nghèo chất hữu cơ) nên đạm bị kéo xuống sâu hoặc bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước, kể cả nước trên mặt và nước ngầm. Khi thừa đạm, trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác như lân, kali và lưu huỳnh có thể làm chậm sự chín của cây trồng. Những triệu chứng ngộ độc ammonium như mép lá màu vàng, lá bị xoắn lại, đầu rễ bị hoại tử.

Biểu Hiện Thiếu Đạm (Bên Phải) Và Đủ Đạm (Bên Trái) Trên Cây Sầu Riêng
Biểu Hiện Thiếu Đạm (Bên Phải) Và Đủ Đạm (Bên Trái) Trên Cây Sầu Riêng

Vai Tro Cua Dam Doi Voi Cay Trong 03

4. Đạm là nguyên tố có ý nghĩa nhất đối với độ phì đất

Cây trồng có thể hấp thu các dạng đạm trong đất như: NH4 + và NO3 . Trên đất không ngập nước, NO3có nồng độ cao hơn NH4+. Tốc độ hấp thu NO3 thường cao và thích hợp trong điều kiện pH thấp.

Khi cây hấp thu NO3 cao, sẽ gia tăng sự tổng hợp các anion hữu cơ trong cây, cùng với sự gia tăng tương ứng với các cation vô cơ (Ca, Mg, K) nên môi trường vùng rễ sẽ trở nên kiềm tính. Sự hấp thu NH4+ của cây trồng tốt nhất ở pH trung tính và sự hấp thu này giảm khi độ chua tăng, làm giảm sự hấp thu Ca2+, Mg2+, K+.

Hàm lượng NH4+ cao có thể làm ngưng sự sinh trưởng. Ngược lại, cây trồng chống chịu được với nồng độ NO3cao và tích luỹ NO3trong mô ở mức độ rất cao. Sự sinh trưởng của cây trồng thường được cải thiện khi cung cấp cả hai dạng NO3 và NH4+.

 Trong các nguyên tố đa lượng, đạm và kali chiếm tỉ lệ cao nhất trong cây. Đạm được cây hấp thụ dưới dạng các ion NO3 và NH4+. Trong đất đủ ẩm, thoát nước tốt thì dạng NO3là dạng chiếm ưu thế trong dinh dưỡng của cây trồng.

Những cây chỉ bón đạm nitrate có lá màu xanh đậm và sinh trưởng chậm, bón 25%  lượng đạm nitrate sẽ giúp cây phát triển tốt hơn và thân dài hơn so với bón 100% lượng đạm nitrate.

Giữa nitrate và ammonium có sự khác biệt trong cây, khi lượng nitrate dư thừa sẽ được dự trữ trong cây còn ammonium thì không. Do đó, lượng ammonium cao dẫn đến tình trạng rối loạn ammonium.

Độ pH thấp cũng làm giảm mức độ chuyển hoá của ammonium sang nitrate. Lượng ammonium giảm đến mức thấp nhất vào cuối chu kỳ mùa vụ để kích thích sự phát triển của hoa và thu hoạch.

5. Các dạng đạm trong đất

Ðạm trong đất được chia thành hai dạng lớn: Ðạm vô cơ và hữu cơ

* Ðạm vô cơ: lượng đạm vô cơ trong đất mặt rất ít, chỉ chiếm 1-2% của N tổng số.

Nitơ vô cơ trong đất tồn tại dưới dạng NH4+, NO3, NO2 trong đó chủ yếu là NO3 và NH4+. Các dạng N vô cơ đều dễ tan, dễ được cây hút nên hàm lượng của chúng trong đất thay đổi rất nhiều không những theo mùa mà còn thay đổi giữa ngày mưa và ngày nắng.

* Ðạm hữu cơ:

Ðây là dạng N chủ yếu trong đất có thể chiếm tới 95% N tổng số. Dựa vào độ hoà tan và khả năng thuỷ phân người ta chia làm 3 loại:

  • Nitơ hữu cơ tan trong nước: Gồm các axit amin tương đối đơn giản, các hợp chất dạng muối amon (chiếm <5% N tổng số).
  • Nitơ hữu cơ thuỷ phân: protein, nucleoprotein, (chiếm >50% N tổng số). Khi ở trong môi trường kiềm, axit hoặc khi lên men chúng có thể thuỷ phân tạo các chất tương đối đơn giản hơn và dễ tan trong nước.
  • Nitơ hữu cơ không thuỷ phân: Chiếm 30-50% của N hữu cơ tổng số, không hoà tan trong nước và cũng không thể dùng kiềm hay axit để thuỷ phân.

6. Nguồn gốc của N trong đất

  • Từ tàn tích sinh vật
  • Do bón phân: Phân đạm vô cơ, phân hữu cơ (Phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh)
  • Tác dụng cố định đạm của VSV. Dựa vào khả năng cố định Nitơ của các vi sinh vật có như: Azotobacte, Rhizobium, Clostridium.  
  • Tác dụng của sấm sét có thể oxy hoá N trong khí quyển thành dạng NO và NO2 sau đó các dạng N này hoà tan với nước mưa và rơi xuống đất
  • Do nước tưới đưa vào

Việc đảm bảo về nitơ cho cây phụ thuộc vào tốc độ phân giải các hợp chất hữu cơ. Tuy vậy, muốn có sản lượng cây trồng cao không thể trông chờ vào lượng nitơ dự trữ trong đất cho dù  đất có trữ lượng mùn lớn mà cần phải bón thêm phân hữu cơ hoặc vô cơ chứa nitơ vào đất vì nhu cầu về nitơ của thực vật rất lớn.

7. Các nguồn cung cấp đạm cho cây trồng

Cần phát triển cân đối giữa nguồn cung phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ vì đây là xu thế phát triển tất yếu. Trong quá trình phát triển nông nghiệp vẫn ưu tiên sử dụng các loại phân bón –  cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng có nguồn gốc hữu cơ, vừa tăng năng suất trong sản xuất và vừa cải tạo đất hạn chế làm chai cứng, thoái hóa qua quá trình canh tác lâu năm.

  • Đạm vô cơ: Potassium nitrat (KNO3), Calcium nitrat (Ca(NO3)2), Ammonium nitrat (NH4NO3), Urea (CO(NH2)2), Monoammonium phosphate (NH4)2HPO4, Diammonium phosphate (NH4)2HPO4, Ammonium cloride NH4Cl, Ammonium sulfate (NH4)2SO4 (SA)
  • Đạm hữu cơ: Một số nguồn bổ sung đạm hữu cơ cho cây trồng tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản như: phân chuồng, cá nước ngọt, xác bã đậu nành, đậu phộng, bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, vỏ trái ca cao, thân cây xanh, lá cây khô, tro, than bùn,…

Ủ đạm cá

  • Cho 100-120kg cá vào thùng ủ + 5 lít EM-AG gốc + 5 lít mật rỉ đường + 0,5kg Enzyme Protease (có thể sử dụng liều lượng nhiều hơn để đẩy nhanh quá trình phân hủy cá) + nước đổ vừa ngập cá sao cho hỗn hợp khoảng 2/3 thùng ủ.
  • Sau 2-3 ngày mở ra trộn đều rồi đậy kín lại (khoảng 4-5 lần) để cá ngập đều trong men vi sinh.
  • Ủ trong 2-4 tháng là có thể sử dụng được.

Sản xuất dịch đạm bánh dầu

  • Hòa đều 3kg rỉ đường + 1lit Chế Phẩm Ủ Phân Bánh Dầu Bio-TT9 + 30L nước sạch + 6kg bánh dầu
  • Đậy nắp hay dùng bao nylon cột miệng thùng chứa để tránh nước mưa, ruồi nhặng và côn trùng bay vào.
  • Để thùng chứa ngoài nắng, 3-5 ngày đảo trộn một lần, khi quan sát bã bánh dầu lắng xuống ½ thùng chứa, dùng tay bóp nhẹ bã bánh dầu rã ra hoàn toàn. Chiết dịch bánh dầu cho vào can và bảo quản trong mát và sử dụng dần.
  • Cây ăn trái và cây công nghiệp: Sử dụng 300 – 500ml cho 100m2. Pha với nước (80 – 150ml/8 lít).
  • Bón cách 1-4 tuần lần tùy vào điều kiện đất đai và tình trạng cây trồng

đạm đậu nành

  • 100kg đậu nành + 10L men EM GỐC + 10L mật + khoảng 100L nước

Nên thêm nước nhiều vì đậu nành hút nước rất nhiều, nhưng nước và đậu với men chỉ ở mức 2/3 phuy. Không vượt qua dễ bị tràn phuy và mình nên xay nhuyễn đậu nành ra trước khi ủ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “Vai trò của đạm đối với cây trồng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 –  0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Nhận Biết Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy Thiếu Nước Hay Dư Nước

Chia sẻNhận Biết Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy Thiếu Nước Hay Dư Nước Sau khi [...]

Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Hoa

Chia sẻChăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Hoa Chăm sóc sầu riêng giai đoạn [...]

6 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gây Vàng Gai, Bể Gai Sầu Riêng

Chia sẻ6 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gây Vàng Gai, Bể Gai Sầu Riêng Trong mọi [...]

3 Nguyên Nhân Gây Rụng Trái Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục

Chia sẻ3 Nguyên Nhân Gây Rụng Trái Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục Trong [...]

3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước

Chia sẻ3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước [...]

Nguyên Nhân Rụng Lá Sau Khi Xịt Tạo Mầm

Chia sẻNguyên Nhân Rụng Lá Sau Khi Xịt Tạo Mầm Nhằm nâng cao năng suất [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *