Chia sẻ

Cải Tạo Đất Phèn (Đất Chua Mặn)

Tính chất chung

   Là loại đất đặc biệt của vùng đầm lầy ven biển nhiệt đới. Ở Việt Nam, diện tích đất phèn ở Việt Nam là 1,8 triệu ha, chiếm 5,5% tổng diện tích đất đai trong toàn quốc, trong đó các tỉnh vùng ĐBSCL chiếm 1,6 triệu ha.

Là loại đất được hình thành từ khoáng pyrit (FeS2) có trong mẫu chất, khoáng này thường hiện diện với nồng độ cao trong vùng đất mặn ven biển, trong thành phần rừng ngập mặn.

Chứa nhiều muối FeSO4, Al2(SO4)3, H2SO4 nên có pH thấp thường là pH<4 có khi pH<2, hàm lượng FeSO4 cao, chứa nhiều nhôm di động (do quá trình phá hủy các khoáng sét). Khả năng hữu dụng các chất dinh dưỡng thấp.

Đất Phèn (Đất Chua Mặn)
Đất Phèn (Đất Chua Mặn). Nguồn Ảnh: Internet

Quản lí đất phèn

Để cải tạo đất phèn cần dùng nhiều biện pháp tổng hợp như: thủy lợi, chọn giống chống chịu, kĩ thuật làm đất, canh tác….

Biện pháp thủy lợi

  • Dùng nước lũ để cải tạo phèn về thực chất là rửa phèn theo phương pháp rửa theo chiều ngang (rửa mặt), để hiệu quả rửa cao, chúng ta cần một luợng lũ lớn, chảy một chiều, chảy trực tiếp vào vùng đất cần cải tạo với một thời gian dài.
  • Dùng nước để giảm phèn, thực chất là rửa phèn theo chiều đứng, dùng nước để hoà tan, giảm nồng độ phèn và đưa phèn ngấm xuống tầng sâu nhờ dòng thấp và áp lực cột nước.

Trong thực tế sản xuất không phải ở nơi nào cũng có lũ hoặc có lượng nước ngọt lớn, ngoài ra do đất phèn có đặc điểm: hàm lượng sét cao, khả năng thấm rất kém, nên hiệu quả rửa theo chiều đứng rất hạn chế.

Ngoài ra ở những vùng đất phèn, mực nước ngầm thường nông, chất lượng nước ngầm rất xấu vì vậy việc cải tạo đất phèn càng khó khăn, hay bị nhiễm phèn lại.

Để khắc phục những đặc điểm trên, trong một số trường hợp người ta đã dùng biện pháp tiêu ngầm:

  • Khống chế mức nước ngầm ở một chiều sâu nhất định, không để cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lại.
  • Làm tăng khả năng thấm theo chiều ngang và theo chiều đứng của đất cần cải tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo đất bằng biện pháp thuỷ lợi.

Biện pháp hóa học

Biện pháp hóa học đóng vai trò nhất định: bón các loại vôi để làm giảm độ chua và kết tủa Fe, Al.

Người ta dùng vôi khử chua đất vì đất chua có tính Axit, vôi có tính Bazo nên khi axit gặp bazo sẽ tạo thành muối trung hòa.

Khi bón vôi vào đất, cation Ca2+ tham gia phản ứng trao đổi, giải phóng Na+ ra khỏi keo đất với mục đích tạo thuận lợi cho việc rửa mặn, lấy nước ngọt vào rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ.

  • CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2
  • Al2(SO4)3 + 3Ca(OH)3 → 3 CaSO4 + 2Al(OH)3

Chú ý pH đất phèn rất thấp và có khả năng đệm rất cao nên phải có một lượng vôi rất lớn để cải tạo, hàng trăm tấn/ha.

Bón Vôi Cải Tạo Đất Phèn
Bón Vôi Cải Tạo Đất Phèn. Nguồn Ảnh: Internet

Bón vôi tôi Ca(OH)2

Bón vôi bột – Bột đá vôi (CaCO3)

Bón vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)

Đặc tính

  • Phản ứng rất mạnh
  • Có thể tiêu diệt cả vi sinh gây hại và vi sinh có lợi trong đất trồng
  • Phản ứng nhẹ, diệt khuẩn yếu
  • Cung cấp Canxi
  • Phản ứng nhẹ, khả năng diệt khuẩn yếu
  • Cung cấp cả Canxi, Magie cho cây trồng

Tác dụng với đất

  • Tăng pH của đất rất nhanh
  • Sát khuẩn rất mạnh
  • Hổ trợ khống chế nhanh để dập dịch bệnh
  • Giảm độ chua và mặn cho đất nhanh
  • Làm tăng pH đất nhanh
  • Giảm độ chua và mặn cho đất nhanh
  • Làm tăng pH đất chậm
  • Giảm độ chua và mặn cho đất chậm

Biện pháp canh tác

Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với loại đất phèn và đất nhiễm phèn để góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời cũng cần tiến hành áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ vào nuôi trồng và thường xuyên theo dõi các mẫu đất xem tình trạng như thế nào rồi đưa ra cách cải tạo đất cho kịp thời.

Sử dụng các thiết bị để đo EC đất: Khi đất càng mặn, nồng độ ion trong đất sẽ càng cao. Độ muối trong đất càng cao, độ dẫn điện càng mạnh.

Theo các chuyên gia trong nông nghiệp khuyến cáo: Độ dẫn điện EC trong đất lý tưởng nhất dao động trong khoảng 0.2 – 1.2 Ms/cm. Để xác định độ mặn trong đất, bà con có thể xem bảng quy đổi độ dẫn điện sau:

  • Độ dận điện EC < 0,95 (ms/cm): Độ mặn của đất rất ít
  • Độ dận điện EC từ 0,95 – 1,9: Độ mặn của đất ít
  • Độ dẫn điện EC từ 2,0 – 4,5: Độ mặn của đất trung bình
  • Độ dẫn điện EC từ 4,6 – 7,7: Đất mặn vừa
  • Độ dẫn điện EC từ 7,8 – 12,2:  Đất mặn nhiều
  • Độ dẫn điện EC > 12,2:  Đất rất mặn
Sử Dụng Máy Đo Ec Đất Và Nhiệt Độ Hi98331 Để Kiểm Tra Độ Mặn Cho Đất
Sử Dụng Máy Đo Ec Đất Và Nhiệt Độ Hi98331 Để Kiểm Tra Độ Mặn Cho Đất

Thứ hai, khi áp dụng biện pháp canh tác cải tạo đất phèn, cần lưu ý áp dụng kỹ thuật cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh rồi tận dụng nước mưa hoặc sử dụng nước tưới để rửa trôi phèn cho đất.

Cuối cùng, cách cải tạo đất phèn có thể thông qua việc lên luống – lật úp đất thành luống cao, lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên còn phần cỏ bị úp ngược xuống dưới để tạo lớp đệm hữu cơ để khi tưới nước vào các luống, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh.

Sử dụng phân bón Humic: Đất có nhiều humic sẽ tạo ra một hệ đệm pH ổn định, ít bị thay đổi, trung tính hơn. Và làm tăng khả năng hòa dinh dưỡng vào đất giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc măc về bài viết “Cải tạo đất phèn (đất chua mặn)”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 –  0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Nhận Biết Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy Thiếu Nước Hay Dư Nước

Chia sẻNhận Biết Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy Thiếu Nước Hay Dư Nước Sau khi [...]

Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Hoa

Chia sẻChăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Hoa Chăm sóc sầu riêng giai đoạn [...]

6 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gây Vàng Gai, Bể Gai Sầu Riêng

Chia sẻ6 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gây Vàng Gai, Bể Gai Sầu Riêng Trong mọi [...]

3 Nguyên Nhân Gây Rụng Trái Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục

Chia sẻ3 Nguyên Nhân Gây Rụng Trái Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục Trong [...]

3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước

Chia sẻ3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước [...]

Nguyên Nhân Rụng Lá Sau Khi Xịt Tạo Mầm

Chia sẻNguyên Nhân Rụng Lá Sau Khi Xịt Tạo Mầm Nhằm nâng cao năng suất [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *