Chia sẻ

3 Loại Phân Kali Mà Nhà Vườn Trồng Sầu Phải Chú Ý

Trong đất Kali tồn tại dưới dạng các muối tan: Cl, SO42-, NO3, CO32- đặc biệt Kali trao đổi rất quan trọng đối với cây trồng. So với các nguyên tố khác, Kali có một hàm lượng lớn trong đất khoảng 0,2 – 3% tồn tại ở dạng muối khó tan và dễ tan. Vinadurian sẽ phân tích 3 loại phân kali mà nhà vườn trồng sầu riêng cần phải chú ý để dùng đúng cách nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao.

1. Vai trò của kali đối với cây trồng

3 Loại Phân Kali Mà Nhà Vườn Trồng Sầu Phải Chú Ý
3 Loại Phân Kali Mà Nhà Vườn Trồng Sầu Phải Chú Ý

Khi nồng độ Kali trong cây tăng thì tăng khả năng hút nước của tế bào và tăng quá trình tích luỹ đường saccarose, do đó làm tăng áp suất thẩm thấu => thuận lợi cho quá trình trao đổi chất.

Tuy nhiên Kali không tham gia vào thành phần cấu tạo các hợp chất cấu tạo nguyên sinh chất của tế bào mà tồn tại ở dạng muối vô cơ (KCl, KNO3, K2HPO4, K2SO4), hữu cơ (pyruvat kali, malat kali, citrat kali) hoặc ion.

Nồng độ Kali trong tế bào chất và lục lạp cần thiết để trung hoà các ion của axit hữu cơ hoà tan, các anion vô cơ và những anion của các chất cao phân tử không hoà tan để duy trì độ pH giữa 7 và 8 ở trong các cơ quan này. pH nằm trong khoảng này là tối ưu cho hầu hết các enzym phản ứng.

Chẳng hạn, khi pH từ 6,5 – 7,5 hoạt tính enzym nitrat reductase bị ức chế hoàn toàn (hiện nay đã biết hơn 50 enzym hoặc ít nhiều chịu tác động của K+).

Kali điều tiết quá trình vận chuyển các hợp chất hydratcacbon từ trên lá xuống các bộ phận bên dưới vì kali tham gia quá trình chuyển đường saccarose vào mạch libe và Kali tăng cường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá => do đó Kali điều tiết quá trình đóng mở khí khổng.

Kali là nguyên tố có khả năng di chuyển từ các bộ phận già sang bộ phận non (dễ dàng di chuyển từ lá già sang lá non) theo mạch gỗ hoặc mạch libe. Ngoài ra làm tăng khả năng tổng hợp chất pectin, cellulose giúp cơ thể thực vật vững chắc, tránh sự tổn thương do đó vi khuẩn và sâu, bệnh khó xâm nhập.

Kali cần nhiều vào quá trình sinh trưởng thời kì hình thành hoa, quả, hạt. Đối với cây ăn quả, Kali làm tăng lượng đường, màu sắc đẹp, hương thơm, giúp trái chín đồng đều.

2. Các loại phân Kali phổ biến

Phân Kali Sunphat K2SO4

Phân Kali Sunphat K2SO4 có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, ít hút ẩm mà bà con hay gọi là phân kali trắng.

Là loại phân bón chứa hàm lượng Kali (K2O = 40 – 51%) đồng thời cung cấp lưu huỳnh (S = 18%) là nguyên tố trung lượng cần thiết cho cây. Giúp cây ra hoa sớm hơn, thúc đẩy quá trình chín và tăng mùi vị.

Phân Kali Sunfat K2So4 (Nguồn: Internet)
Phân Kali Sunfat K2So4 (Nguồn: Internet)

Phân kali sunfat được biết là có tính chua sinh lý nên khi bón cho cây lâu năm sẽ dẫn tới đất bị chua do có chứa gốc SO42-. Các vùng đất chua, đất mặn, đất phèn không nên sử dụng loại phân này (nếu sử dụng thì nên kết hợp với vôi).

Bón kali sunfat trước thu hoạch 20 ngày giúp cơm sầu có màu vàng đẹp mắt, vị cũng ngọt hơn và có mùi thơm đặc trưng.

Tuy nhiên chỉ nên sử dụng qua lá vì giá thành loại phân này tương đối cao, hoặc sử dụng qua gốc cho các cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái giúp tăng độ ngọt và lên màu cơm cho sầu riêng.

  • K2SO4 nên sử dụng trong giai đoạn chuyển hóa tinh bột thành đường và hình thành mùi hương sầu riêng. Sử dụng tổng 0,5kg phân kali đơn K2SO4/gốc đối với cây từ 5 – 6 tuổi trong giai đoạn quả 100 – 110 ngày, lưu ý nên chia thành nhiều lần bón để tránh tình trạng cháy rễ cây khó phục hồi sau này

Phân Potassium nitrate KNO3  (phân SOP)

Phân KNO3 chứa 2 nguyên tố đa lượng là Kali (K2O = 46%) và Nitơ (N=13%), ở dạng kết tinh màu trắng, tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch kiềm nên rất thích hợp cho đất chua, đất xám, đất bạc màu. Bà con trồng sầu riêng cũng hay gọi phân này là phân kali trắng.

Tương tự như kali sunfat, phân KNO3 là loại đắt tiền => nên ưu tiên phun lên lá hoặc bón gốc cho các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Phân Potassium Nitrate Kno3 (Nguồn: Internet)
Phân Potassium Nitrate Kno3 (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức có thể gây ra hiện tượng tích trữ nước trong cây cho nên KNO3 chỉ được sử dụng trong giai đoạn ra hoa, đánh thức mầm hoa. Vì Kali ảnh hưởng đến sự hấp thụ và chuyển hoá nitơ. Cung cấp Kali đầy đủ thì quá trình hấp thụ NO3 diễn ra mạnh và quá trình chuyển hoá từ nitơ vô cơ sang amino axit cao hơn => cây trồng sẽ điều tiết lượng đạm hấp thụ, tránh tình trạng dư đạm trong cây.

Nếu sử dụng trong giai đoạn trái gần thu hoạch sẽ gây ra hiện tượng sượng nước đối với sầu riêng => ảnh hưởng đến chất lượng cơm sầu.

  • KNO3 nên sử dụng trong giai đoạn mắc cua nghẽn, chưa sáng mắc cua do gặp mưa với nồng độ 0.5% (0,5kg/100 lít nước) phun đều lên mắc cua hạn chế sự miên trạng mầm hoa.

Phân bón Kali clorua (KCl)- phân MOP

Phân KCl chứa 50 – 61% K2O, dạng bột màu đỏ cam ở dạng bột hoặc hạt miểng như muối ớt bà con hay gọi là phân kali đỏ hay kali muối ớt tuy nhiên trên thị trường cũng có một số loại có màu trắng và màu xám trắng nên bà con cần lưu ý nhầm lẫn với phân KNO3 hay K2SO4.

Là loại phân chua sinh lý nên kết hợp bón chung với vôi, không bón cho đất mặn, đất phèn và đất chua.

Phân Bón Kali Clorua Kcl (Nguồn: Internet)
Phân Bón Kali Clorua Kcl (Nguồn: Internet)

Phân KCl khi bón vào đất sẽ giải phóng thành K+ và Cl:

  • K+: sẽ được giữ lại trên các hạt keo đất trao đổi tích cực cation của đất sét và chất hữu cơ.
  • Cl: không tích trữ lâu trong đất, dễ dàng di chuyển trong nước.
  • Vì cây sầu riêng là cây mẫn cảm với Clo nên bà con hạn chế sử dụng nhằm tránh ảnh hưởng đến cây và chất lượng trái.

Khi chọn phân bón cho cây sầu riêng bà con cần phải lựa chọn các loại phân phù hợp cho các giai đoạn và kiểm tra kỹ thông tin thành phần trên bao bì.

Phân Kali Sunphat K2So4 Có Chứa Clo Khuyến Cáo Không Nên Dùng Cho Cây Sầu Riêng
Phân Kali Sunphat K2So4 Có Chứa Clo Khuyến Cáo Không Nên Dùng Cho Cây Sầu Riêng

Như trường hợp này tuy tên sản phẩm là “SULFATE OF POTASH” K2SO4 nhưng khi đọc thành phần bà con sẽ thấy có nguyên tố Clorua vì vậy nếu sử dụng sản phẩm này vào giai đoạn trước thu hoạch 20 ngày nhằm tạo màu sắc và mùi hương cho sầu riêng sẽ đẫn đến sầu riêng bị cháy múi và sượng cơm.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “3 Loại phân Kali mà nhà vườn trồng sầu cần phải chú ý”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Những Lưu Ý Cho Sầu Riêng Sắp Thu Hoạch Khi Vào Mùa Mưa

Chia sẻNhững Lưu Ý Cho Sầu Riêng Sắp Thu Hoạch Khi Vào Mùa Mưa Vào [...]

4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn

Chia sẻ4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn Bà con đã từng gặp [...]

Méo Trái Sầu Riêng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Chia sẻNguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Méo Trái Sầu Riêng Méo trái [...]

Phân Biệt Cháy Lá Do Thiếu Nước Và Thán Thư Trong Giai Đoạn Làm Bông

Chia sẻPhân Biệt Cháy Lá Do Thiếu Nước Và Thán Thư Trong Giai Đoạn Làm [...]

4 Khó Khăn Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Trong Tết

Chia sẻ4 Khó Khăn Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Trong Tết Thời điểm sầu riêng [...]

Hạn Chế Rụng Lá Trong Giai Đoạn Tạo Mầm Hoa

Chia sẻHạn Chế Rụng Lá Trong Giai Đoạn Tạo Mầm Hoa Vấn đề rụng lá [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *