Chia sẻ

Bệnh Đốm Mắt Cua Gây Hại Lá Cây Sầu Riêng

Lá cây có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, hô hấp và hấp thụ dinh dưỡng ở các dạng phân bón lá.

Vai trò của lá đối với cây trồng
Vai trò của lá đối với cây trồng

Quang hợp: thực hiện quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sáng mặt trời và khí CO2 trong không khí thông qua quá trình quang hợp. Quá trình này giúp cây tạo ra đường và các chất hữu cơ khác để duy trì sự sống.

Hô hấp: Lá cây cũng tham gia vào quá trình hô hấp của cây thông qua các khí khổng, nơi khí O2 được hấp thụ và khí CO2 được thải ra. Điều này giúp cây tạo ra năng lượng cần thiết để thực hiện các hoạt động sinh học.

Hấp thụ dinh dưỡng ở các dạng phân bón lá: Dinh dưỡng hòa tan khi phun lên lá được hấp thu qua lớp cutin theo các rãnh, các rãnh này có nhiều trong hệ thống vách tế bào giữa tế bào khí khổng và tế bào phụ. Khi khí khổng đóng khả năng thấm của ion tốt hơn so với khi khí khổng mở.

Với những vai trò quan trọng như vậy thì việc bảo vệ bộ lá lại càng phải chú trọng hơn nữa, bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng là một trong những căn bệnh phổ biến gây hại cho bộ lá sầu riêng vì vậy nhà vườn cần quan tâm và phòng trừ kịp thời.

1. Tác nhân gây hại

Vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. là nguyên nhân gây bệnh đốm mắt cua ở cây sầu riêng.

Vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. gây hại cho cây sầu riêng
Vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. gây hại cho cây sầu riêng

Loại vi khuẩn này có hình gậy, có lông roi để di chuyển, phát triển trong môi trường khí hậu có nhiệt độ từ 20 – 30˚C và độ ẩm trong không khí cao.

Thường xâm nhập vào cây qua vết thương cơ giới của khí khổng ở trên lá. Lây lan từ cây này sang cây khác nhờ nước mưa, gió hoặc tiếp xúc trực tiếp, qua vết cắn của côn trùng.

2. Vết bệnh trên lá

Những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá. Sau đó bệnh phát triển nhanh bằng những vệt màu nâu nhạt.

Đường kính biến thiên theo giống cây trồng. Bệnh dốm mắt cua thể hiện trên cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, không nhăn nheo.

Vết bệnh đốm mắt cua gây hại trên lá cây sầu riêng
Vết bệnh đốm mắt cua gây hại trên lá cây sầu riêng

Bệnh đốm mắt cua tác động lên lá sầu riêng, làm giảm khả năng thực hiện quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Các vùng lá bị nhiễm bệnh thường không thể thực hiện quá trình này một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến việc sản xuất năng lượng và chất hữu cơ.

3. Điều kiện gây hại

  • Khi nhiệt độ trong vườn dao động trong khoảng 20 – 30˚C thì vi khuẩn Xanthomonas campestric có khả năng gây hại cao trên các cành và lá non. Ẩm độ cao cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lây lan.
  • Đốm mắt cua trên sầu riêng thường xảy ra ở giai đoạn cây con. Đặc biệt các cây không đảm bảo về độ dinh dưỡng, sức đề kháng yếu cộng với các vết thương cơ giới từ các loại côn trùng gây hại như rầy xanh, bọ cánh cứng,…dẫn đến nguồn lây vi khuẩn từ lá này sang lá khác và từ cây này sang cây khác.

4. Biện pháp phòng trừ

  • Bà con phải theo dõi, thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời tìm biện pháp xử lý, loại bỏ những cành không khỏe, có thể ngắt bỏ những lá hư mang đi tiêu hủy.
Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời
Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời
  • Lựa chọn giống sạch bệnh, với những vườn cây non thì cần có bóng râm để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu xuống cây để tránh tổn thương các tế bào khí khổng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Mật độ cây trồng vừa phải, không quá dày, thoáng khí và thường xuyên cắt tỉa, tạo tán thích hợp cho cây.
  • Tỉa cành để vườn luôn thông thoáng; cung cấp đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Bà con có thể sử dụng phân bón sinh học Wehg để dưỡng bộ lá thật khỏe với liều pha phun lá gồm 1lít WEHG với 100-150 lít nước.
Sử dụng phân bón sinh học WEHG để dưỡng bộ lá sầu riêng khỏe mạnh
Sử dụng phân bón sinh học WEHG để dưỡng bộ lá sầu riêng khỏe mạnh

Khi cây đã có dấu hiệu bị bệnh bà cần phải luân phiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có các hoạt chất như: Oxytetracycline hydrochloride, Streptomycin  Sulfate, Copper Oxychloride ,…để trị bệnh cho cây. Tránh sử dụng nhiều sản phẩm nhưng lại chỉ có một loại hợp chất khiến vi khuẩn kháng thuốc dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “Bệnh đốm mắt cua gây hại lá cây sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng

Chia sẻ6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa [...]

Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?

Chia sẻMancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc [...]

Giải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng

Chia sẻGiải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng Bệnh thối trái trên cây [...]

Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học

Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]

Nhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻNhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng Một trong những đối tượng được bà con [...]

Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻMọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng Mọt đục cành thuộc bộ Cánh cứng [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *