Chia sẻ

5 Loại Lân Mà Nhà Vườn Cần Biết

Như ở các bài viết trước Vinadurian có nhắc tới rất nhiều công dụng của Lân đối với cây trồng trong giai đoạn ra hoa kết trái, kích rễ, cải tạo đất phèn, nâng pH đất,… vậy có phải loại lân nào cũng có những công dụng như nhau. Hãy cùng Vinadurian tìm hiểu đặc tính và công dụng của 5 loại Lân mà nhà vườn cần biết ngay sau đây.

Rải Lân tạo mần cho sầu riêng vườn chú 11 tại Hậu Giang
Rải Lân tạo mần cho sầu riêng vườn chú 11 tại Hậu Giang

1. Phân DAP: DiAmonimum Phosphate (NH4)2HPO4

Phân bón này được tạo ra từ phản ứng của axit photphoric (H3PO4) với amoniac (NH3).

Đặc biệt phân có tính kiềm pH từ 7,5 – 8, vì thế phân DAP ít gây ảnh hưởng đến tính chất của đất và các sinh vật sống trong đất.

Phân DAP (DiAmonimum Phosphate)
Phân DAP (DiAmonimum Phosphate)

Hòa tan tốt trong nước nên cây trồng dễ hấp thu qua việc bón gốc hoặc có thể pha với nước để phun trực tiếp lên lá với nồng độ 1% (lưu ý cần lọc bỏ cặn trước khi phun để tránh nghẽn bét tưới nếu tưới bằng hệ thống tự động).

Phân DAP hiện nay có 2 loại trên thị trường:

  • DAP 18-46 chiếm 18% đạm (Nitơ) và 46% lân (P2O5)
  • DAP 21-53 chiếm 21% đạm và 53% lân.

Phân DAP rất phổ biến và được sử dụng cho mọi giai đoạn của cây trồng (hạn chế sử dụng trong giai đoạn cây sầu riêng xổ nhụy)

  • Cung cấp đạm cho lá phát triển to và xanh
  • Bổ sung lân cho thân cành mập, cứng và dày lá
  • Lân thúc đẩy cây ra hoa, kết quả sớm và nhiều -> các nhà vườn trồng sầu riêng đã sử dụng Lân để bón cho cây nhằm mục đích tối ưu hóa công chăm sóc cũng như hạn chế tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng khi có quá nhiều cổ bông trên 1 cây.

Đối với cây sầu riêng 8-10 năm bà con có thể sử dụng DAP (Lân hữu hiệu P2O5hh = 18-21%) để xử lý tạo mầm trước khi phun tạo mầm và xiết nước làm bông.

Anh Thiết tại Đạ Huoai – Lâm Đồng đối với cây 10 năm tuổi anh bón xung quanh tán từ 4 – 4,5 kg DAP/gốc (liều lượng phân tùy thuộc vào tình trạng cành tán cây, bà con có thể tham khảo thêm ở các video cách đi phân giai đoạn làm bông tại vườn anh Thiết qua kênh youtube Tin Cậy và Nông Nhàn).

2. Supe Lân (SP): Ca(H2PO4)2

Các sản phân Supe Lân trên thị trường hiện nay
Các sản phân Supe Lân trên thị trường hiện nay

Supe lân được sản xuất bằng phản ứng của axit sunfuric (H2SO4) với apatit (Ca5(PO4)3(F,Cl,OH)) vì vậy nên loại phân này có tính axit (gây chua đất) -> thích hợp dùng cho các loại đất có tính kiềm, hạn chế sử dụng cho đất phèn.

 Dựa vào hàm lượng lân có trong phân mà người ta phân loại thành:

  • Supe Lân đơn: P2O5hh = 17-18%
  • Supe Lân kép: P2O5hh = 37-47%

Ngoài ra còn có thể phân loại thành các dạng khac như:

  • Supe Lân thông thường: hàm lượng lân thấp (15-20%) tuy nhiên hàm lượng Canxi cao.
  • Supe Lân giàu: hàm lượng lân cao hơn Canxi (Lân chiếm 25-35%, Canxi chiếm 10%).
  • Supe Lân rất giàu: hàm lượng Lân lên đến 36-38%

Đối với cây sầu riêng 5 năm tuổi bà con bón xung quanh tán từ 4-5 kg Supe Lân (P2O5hh :18%)

3. Lân nung chảy

Phân lân nung chảy còn được gọi là phân lân cao nhiệt, nung chảy quặng apatit ở nhiệt độ cao để chuyển lân thành các hợp chất hòa tan được trong axit yếu.

Hàm lượng Lân: chiếm từ 15-20% ngoài ra còn bổ sung thêm các loại trung và vi lượng khác như Ca, Mg, SiO, Sắt, Mangan, Đồng,…

Phân lân nung chảy phổ biến hiện nay
Phân lân nung chảy phổ biến hiện nay

Đối với Lân nung chảy hàm lượng Lân thấp so với các loại còn lại nhưng hàm lượng Canxi và Magie tương đối cao (lượng Canxi và Magie bằng một lượng vôi nhất định, khả năng khử chua tương đương với vôi khoảng 90%).

Hiệu quả tác dụng lên cây trồng chậm vì thế chỉ thích hợp bón lót hoặc có thể kết hợp chung với phân hữu cơ khi cây bắt đầu bén rễ.

4. MKP: Monopotassium photphat (KH2PO4)

Phân bón MKP được sản xuất nhờ phản ứng của axit photphoric (H3PO4) với kali cacbonat (K2CO3) vì vậy loại phân này có tính axit => gây chua đất.

Loại phân này chứa hai chất dinh dưỡng đa lượng là lân và kali, chiếm 52% Lân (P2O5) và 34% Kali (K2O) => là nguồn cung cấp lân và kali được ưu tiên khi cần hạn chế phân đạm.

Phân bón MKP (Monopotassium photphat)
Phân bón MKP (Monopotassium photphat)

Hòa tan tốt trong nước, thích hợp để phun qua lá -> bà con hay sử dụng để phun qua lá nhằm làm già lá (lưu ý sẽ phun khi lá lụa, không phun khi lá non sẽ dẫn đến hiện tượng cháy lá do hàm lượng kali cao) và phun vào dạ cành nhằm giúp cây ra hoa sớm và tập trung (phân hóa mầm hoa).

5. MAP: monoamoni photphat (NH4H2PO4)

Phân bón MAP được sản xuất nhờ phản ứng của axit photphoric (H3PO4) với amoniac (NH3) giống với sản xuất phân DAP vì vậy loại phân này có tính axit (pH từ 4 – 4,5) -> gây chua đất.

Loại phân này chứa hai chất dinh dưỡng đa lượng là Đạm và Lân: chiếm 12% đạm (Nitơ) và 48 – 61% lân (P2O5).

Phân bón MAP (monoamoni photphat)
Phân bón MAP (monoamoni photphat)

 Ưu điểm của dòng phân này là độ tinh khiết và thành phần Lân cao, dễ hòa tan => cây hấp thụ nhanh vì giá thành loại này khá cao nên thường được sử dụng để phun qua lá.

Nhà vườn có thể tham khảo liều lượng phun sau đây:

  • Lá non: 0,5% tức 0,5kg cho 100 lít nước.
  • Lá già: 1% tức 1kg cho 100 lít nước.

Tùy vào giai đoạn mà bà con lựa chọn các loại Lân cho thích hợp, đặc biệt phải quan tâm nồng độ phần trăm lân hữu hiệu có trong sản phẩm. Và tuân theo nguyên tắc: khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển, không bón một lúc quá nhiều.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “5 Loại lân mà nhà vườn cần biết”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Những Lưu Ý Cho Sầu Riêng Sắp Thu Hoạch Khi Vào Mùa Mưa

Chia sẻNhững Lưu Ý Cho Sầu Riêng Sắp Thu Hoạch Khi Vào Mùa Mưa Vào [...]

4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn

Chia sẻ4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn Bà con đã từng gặp [...]

Méo Trái Sầu Riêng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Chia sẻNguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Méo Trái Sầu Riêng Méo trái [...]

Phân Biệt Cháy Lá Do Thiếu Nước Và Thán Thư Trong Giai Đoạn Làm Bông

Chia sẻPhân Biệt Cháy Lá Do Thiếu Nước Và Thán Thư Trong Giai Đoạn Làm [...]

4 Khó Khăn Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Trong Tết

Chia sẻ4 Khó Khăn Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Trong Tết Thời điểm sầu riêng [...]

Hạn Chế Rụng Lá Trong Giai Đoạn Tạo Mầm Hoa

Chia sẻHạn Chế Rụng Lá Trong Giai Đoạn Tạo Mầm Hoa Vấn đề rụng lá [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *