Sâu Đục Trái Gây Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Sầu Riêng
Sâu đục trái là một trong những dịch hại chính trên cây sầu riêng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trái. Sâu đục trái là loại sâu bệnh rất khó phát hiện, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, để đến lúc chúng ăn sâu vào trái sẽ rất khó xử lý, gây thiệt hại không nhỏ. Tin Cậy xin chia sẽ đến quý bà con đặc điểm nhận diện và cách phòng trừ sâu đục trái trên cây sầu riêng.
Sâu đục trái sầu riêng:
Tên khoa học là: Conogethes punctiferalis (Guenee)
Họ: Ngài sáng (Pyralidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Ấu trùng sâu đục trái: Ấu trùng dài khoảng 10 – 22 mm, sâu non có màu hồng hoặc màu hồng tím, đầu nhỏ màu nâu đen, thân mầu trắng ửng hồng.
Mỗi đốt sống lưng có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông cứng nhỏ, mỗi có một đốm nhỏ mầu nâu ở bên hông cơ thể, lổ thở mầu đen.
Thành trùng sâu đục trái: Con trưởng thành của loài sâu này có kích thước nhỏ, chiều dài sải cánh 14 – 20mm, chiều dài thân 6 mm, màu nâu. Toàn thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm.
Đặc điểm gây hại và nhận biết của sâu đục trái:
- Sâu đục trái thường đẻ trứng gần cuống trái non, sâu non nở ra đầu tiên tấn công vỏ trái sầu riêng. Sau đó, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái và tấn công phần thịt trái.
- Sâu có thể phá hại từ khi trái còn non đến khi già sắp chín, nhưng nặng nhất là khi trái bắt đầu vô cơm (khoảng 1 tháng tuổi đối với Ri6) cho tới chín.
- Sâu gây hại vào lúc trái nhỏ sẽ làm trái bị biến dạng và rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất chất lượng mỗi trái.
Tác hại:
Những quả bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân sâu đùn ra ngoài, khi gặp nước mưa hoặc độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phytophthora xâm nhập gây thối quả, chổ thối sẽ chuyển sang nâu đen.
Trên cây sầu riêng trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn cho trái đơn.
Cách phòng trừ:
Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu.
Tỉa bớt những trái kém phát triển trong chùm.
Thu dọn trái non bị rung do sâu gây hại tiêu hủy.
Khi phát hiện có sâu gây hại nên tỉa bỏ những trái đã bị sâu tấn công vào phần ruột, đem tiêu hủy.
Liều tham khảo tại một số hộ trồng sầu riêng tại xã Đạ Oai – huyện Đạ Huoai – tỉnh Lâm Đồng:
- Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học để tránh gây nóng cho cây và hạn chế tồn dư trong nông sản nói chung và sầu riêng nói riêng như Chế phẩm sinh học Bio-3C chuyên kháng trị sâu bọ: phun đều 50-100ml chế phẩm BIO-3C xung quanh mỗi gốc cây cho chế phẩm ngấm vào đất.
- Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc hóa học (chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết) như TVG20 565EC 240ml (chai nhỏ) + 200l nước => phun phòng ngừa sâu đục trái.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Ngọc Ánh
Mọi thắc mắc về bài viết “Sâu đục trái gây ảnh hưởng đến chất lượng sầu riêng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Quảng Cáo
Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Vi Sinh Forge S
Xạ khuẩn ở Forge sp sẽ phát triển ở rễ và tán lá cây trồng giúp định hình một...
https://tincay.comPhân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nô
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá
https://tincay.comĐạm Đậu Nành – Phân Hữu Cơ Thủy Phân Từ
Chuyên dưỡng trái, giúp trái căng tròn, nặng ký, không sượng, xơ, cháy.....
https://tincay.comBài viết liên quan
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
Chia sẻ6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Chia sẻMancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc [...]
Th7
Giải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng
Chia sẻGiải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng Bệnh thối trái trên cây [...]
Th5
Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học
Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]
Th4
Nhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng
Chia sẻNhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng Một trong những đối tượng được bà con [...]
Th12
Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng
Chia sẻMọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng Mọt đục cành thuộc bộ Cánh cứng [...]
Th11