Chia sẻ

Rầy Xanh Trên Cây Sầu Riêng Có Đáng Lo

Bộ lá cây trồng nói chung, đặc biệt là bộ lá sầu riêng rất quan trọng do đặc điểm thực vật học là sầu riêng ra trái ở trên cành, nên mọi thành quả từ năng suất, chất lượng vườn sầu riêng do bộ lá quyết định.

Thêm nữa, thời gian phát triển một đợt đọt sầu riêng kéo dài từ 55 – 60 ngày, dài hơn các cây ăn trái khác rất nhiều. Chính vì vậy, việc bảo vệ bộ lá sầu riêng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn mang trái có thể ảnh hưởng đến năng suất vườn cây và chất lượng trái. Một trong những đối tượng được các hộ dân trồng sầu riêng quan tâm đó chính là rầy xanh. Vinadurian xin chia sẽ đến quý bà con đặc điểm nhận dạng và phòng ngừa rầy xanh trên cây sầu riêng.

Rầy xanh là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây sầu riêng. Chúng phát triển và gây hại vào tất cả các giai đoạn nhưng tấn công mạnh nhất vào thời điểm cây ra đọt non làm cháy lá, rụng lá non hàng loạt, khiến cành trơ trọi. Rầy xanh hiện nay đang là vẫn đề nan giải nhất , gây hại nhiều nhất cho cây trồng sầu riêng của bà con nông dân ở tất cả các vùng như Miền Đông, Miền Tây hay Tây nguyên.

Đặc điểm hình thái

Trứng (5 – 8 ngày): Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu.

Rầy non (9 – 11 ngày: mùa Xuân); (7 – 8 ngày: mùa Hè); (14 – 16 ngày: mùa Đông): Rầy non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống trưởng thành. Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh. Cuối tuổi 5 cơ thể dài 2mm.

Trưởng thành (12 – 21 ngày): Thân dài từ 2,5 – 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.

Đặc điểm gây bệnh

Rầy trưởng thành thường sống tập trung mặt dưới lá, chúng đẻ trứng trong mô lá non và có thể sống tới 6 tháng. Rầy non (ấu trùng) tập trung trong các lá non còn xếp lại chưa mở ra.

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật số rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Rầy di chuyển rất linh hoạt, khi bị tác động chúng sẽ nhảy sang các lá khác.

Nhẹ:  thì làm lá nhỏ, kém phát triển, để lại các vết thương tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển.

Nặng:  thì làm cho mép lá bị cháy xoăn lại, từ từ khô và rụng, gọi là hiện tượng”cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành

Vết bệnh trên lá non
Vết bệnh trên lá non

 

Cách phòng trị

Thời điểm: Rầy tấn công từ khi lá còn chưa mở, đến khi lá đã thành thục thì rầy không ăn nữa tiến hành phòng trừ từ khi cây xuất hiện mũi giáo cho đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và thành thục.

Bà con nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời tránh để rầy gây hại nặng cho cây.

Phòng bệnh

Phun phòng rầy cách nhau từ 10 – 15 ngày/lần mỗi khi cây ra đọt non, thường xuyên thay đổi các gốc thuốc khác nhau để tránh tình trạng rầy kháng thuốc.

 Nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc sinh học như WEGH (Pha 1 lít WEHG + 100 – 150 lít nước sử dụng 15-25 ngày/lần tùy tình trạng cây) trong quá trình phòng trừ rầy để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cây, môi trường xung quanh.

Phun ướt đẫm mặt dưới lá và trên ngọn (phải phun ướt đều hết lá trên cây)

Phân sinh học Wehg
Phân sinh học Wehg

Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc sinh học có nguồn gốc thảo mộc tự làm tại nhà.

Nguyên liệu: 1 lít Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc (EM1)+ 6kg thảo mộc có mùi hương mạnh (sả, cà chua, ngải cứu, bạc hà…) + 1 lít mật đường + 28 lít nước.

  • Bà con hòa tan 1 lít mật đường và chế phẩm EM gốc vào 28 lít nước.
  • Sau đó băm nhỏ thảo mộc rồi đổ vào hỗn hợp nước và mật đường.
  • Cho tất cả hỗn hợp trên vào thùng có nắp đậy, bọc qua một lớp nilon trên miệng và đậy kín thùng.
  • Ủ hỗn hợp ở nhiệt độ 25 – 30ºC và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Thời gian ủ từ 10-15 ngày, trong thời gian ủ bà con nên mở nắp xả khí ga và tiến hành đảo thân thảo mộc trong thùng.

Cách sử dụng: Trước khi sử dụng bà con nên lọc bỏ cặn. Lấy hỗn hợp đã lọc pha loãng với nước để tưới hoặc phun. Nếu dùng với mục đích là tưới gốc thì bà con pha loãng dung dịch từ 500 – 1000 lít nước. Nếu là phun lá thì pha loãng trong 100-500 lít nước. Để phòng ngừa rầy xanh thì nên phun trung bình từ 1-2 tuần 1 lần.

Trị bệnh

Sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc hóa học nhưng đa số các thuốc này thuộc nhóm độc cao vì vậy khi sử dụng cần lưu ý liều lượng sử dụng thích hợp theo khuyến cáo trên bao bì.

Để bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc BVTV, bà con nông dân nên tuân theo các khuyến cáo và cảnh báo in trên bao bì như sau:

Cảnh báo trên bao bì thuốc hóa học
Cảnh báo trên bao bì thuốc hóa học

 

Một số sản phẩm hóa học trị rầy xanh
Một số sản phẩm hóa học trị rầy xanh

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “Rầy xanh trên cây sầu riêng có đáng lo”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 –  0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng

Chia sẻ6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa [...]

Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?

Chia sẻMancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc [...]

Giải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng

Chia sẻGiải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng Bệnh thối trái trên cây [...]

Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học

Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]

Nhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻNhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng Một trong những đối tượng được bà con [...]

Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻMọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng Mọt đục cành thuộc bộ Cánh cứng [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *