Chia sẻ

Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh

Thời tiết diễn biến thất thường như hiện tại là điều kiện để nấm bệnh và các loại côn trùng khác tấn công như vàng lá thối rễ, mọt đục cành, nứt thân xì mủ.Trong đó vàng lá thối rễ là tác nhân gây thiệt hại nặng nhất, khi cây biểu hiện bệnh ra bên ngoài mà mắt thường chúng ta có thể thấy được thì đồng nghĩa với việc khả năng kháng bệnh của cây đã suy giảm rất nhiều.

Phong Benh Hon Chua Benh 01

Mặc dù các nhà vườn tại khu vực Đạ Huoai – Lâm Đồng phòng bệnh cho cây rất kỹ nhưng đã mắc phải một sai lầm khá nghiêm trọng đó là luôn luôn sử dụng các loại hoạt chất trừ nấm để phòng bệnh xuyên xuốt trong khoảng thời gian ngắn mặc dù cây có bệnh hay không bệnh như: Mancozeb, Metalaxyl, Ridomil gold, Boóc đô, Agrifos-400 (quét thân, phun toàn vườn) vì vậy khi phát sinh bệnh trên diện rộng thì khả năng nấm đã kháng các hoạt chất này rất cao nên việc sử dụng lại các hoạt chất này không còn hiệu quả như mong đợi.

Phong Benh Hon Chua Benh 02

Nhìn vào những cây này, điều đầu tiên mà ta dễ nhận thấy nhất đó là những cây sầu riêng có tuổi đời từ 10 năm trở lên được xem như  những bậc lão làng nhưng khi nấm bệnh bùng phát kết hợp với điều kiện thời tiết bất lợi thì cũng phải chịu thua mặc dù đã có những biện pháp can thiệp từ con người nhưng hầu như không ăn thua.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây – thứ nhất: tại sao qua các năm, qua các mùa trước đó thời tiết cũng bất lợi nhưng cây lại không bị bệnh cho đến hôm nay lại “đổ bệnh” bất thường như thế này?

Có phải do lợi nhuận từ sầu riêng mang lại mà chúng ta trước giờ vẫn hay ưa chuộng phòng bệnh bằng phương pháp hóa học với tiêu chí nhanh – gọn – hiệu quả tức thì nên hằng tháng đều lặp lại các phương pháp như vậy, thậm chí có nhà vườn còn tăng liều so với hướng dẫn sử dụng trên bao bì đã vô tình tạo điều kiện cho những chủng nấm gây hại dần thích nghi và tăng mức độ kháng thuốc theo thời gian.

Không thể phủ nhận hiệu quả của phương pháp hóa học nhưng bà cần phải sử dụng đúng lúc và khoảng thời gian lặp lại giữa các lần cho phù hợp.

Một ví dụ điển hình tại khu vực Đạ Huoai là vườn anh Thiết với cách phòng bệnh hóa học bằng 3 sản phẩm chính là Agriphos400, Ridomil, Aliette rất hiệu quả bởi vì một năm như vậy anh phòng bệnh cho cây khoảng 3 lần và luân phiên các hoạt chất với nhau.

Bà con tham khảo cách phòng trừ nấm bệnh ở vườn anh Thiết như sau (các cây nhỏ hơn bà con cân nhắc và gia giảm cho hợp lý).

  • Lần đầu: 6 gói Aliette cho phuy 200 lít nước (20lít/gốc hơn 10 năm tuổi)
  • Lần sau: 3 chai Agriphos + 2 gói Ridomil cho phuy 200 lít nước (20lít/gốc hơn 10 năm tuổi)
Anh Thiết Chia Sẽ Cách Phòng Trừ Nấm Bệnh Cho Cây Sầu Riêng
Anh Thiết Chia Sẽ Cách Phòng Trừ Nấm Bệnh Cho Cây Sầu Riêng

Thứ hai: bây giờ không sử dụng các phương pháp hóa học để phòng thì dùng biện pháp nào là hợp lý?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm phòng nấm bệnh được chiết xuất từ các loại thảo mộc vừa giúp cây kích kháng tự nhiên, vừa cung cấp chất dinh dưỡng và bảo vệ các loại thiên địch, giun đất như phân bón sinh học WEHG hay nấm đối kháng Trichoderma.

Với pH từ 8 – 9 phân bón sinh học WEHG giúp cải thiện và nâng pH đất trong vườn vì hầu như các vườn sầu riêng lâu năm lớp đất thường nén chặt nên khả năng thoát nước kém cộng thêm việc sử dụng nhiều phân bón hóa học gây chua đất.

Vai Trò Của Phân Bón Sinh Học Wehg Đối Với Cây Trồng
Vai Trò Của Phân Bón Sinh Học Wehg Đối Với Cây Trồng

Chế phẩm Trichoderma có thành phần chính là nấm Trichoderma. Một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm soát tất cả các loại nấm gây bệnh khác, tiêu diệt được nhiều loại nấm gây thối rễ. Bà con có thể kết hợp bổ sung nấm đối kháng Trichoderma vào mùa mưa trong các lần bón phân hữu cơ hoặc bón trực tiếp vào đất.

Vai Trò Của Nấm Đối Kháng Trichoderma Đối Với Đất
Vai Trò Của Nấm Đối Kháng Trichoderma Đối Với Đất

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp:

Vì vậy, các nhà vườn cần phải thay đổi và nhìn nhận lại để áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho thích hợp. Dân gian ta vẫn hay nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” điều này thấy rõ trong tình trạng bệnh diễn biến như hiện tại.

Thứ ba: khi cây đã bị bệnh thì chúng ta cần làm gì?

Vì các tác nhân nấm gây hại tồn tại dưới mặt đất nên việc trị bệnh và tiêu diệt nấm càng khó khăn hơn, đặc biệt đối với các cây phòng bệnh thường xuyên bằng hóa học là không khả thi. Nếu các cây này có phục hồi thì phát triểm kém, năng suất không còn như lúc trước bà con nên cân nhắc phương pháp chặt bỏ và trồng lại cây mới.

Hệ Quả Của Việc Phòng Bệnh Không Đúng Cách
Hệ Quả Của Việc Phòng Bệnh Không Đúng Cách

Đối với các cây mới “nhen nhóm” dấu hiệu bệnh bà còn cần luân phiên các hoạt chất phòng trừ nấm bệnh và kích lại rễ bằng humic để cứu cây kịp thời. Sau khi cây có dấu hiệu ngưng vàng lá và phát triển trở lại thì bà con mình bổ sung phân bón hữu cơ dạng lỏng giúp cây nhanh hấp thu.

Cần quan tâm hơn nữa và nâng pH đất trong vườn của mình để hạn chế tuyến trùng tấn công gây hại.

Bà con có thể tham khảo phương pháp nâng pH tại: https://vinadurian.com/su-dung-voi-de-nang-ph-dat/

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Trải Nghiệm Các Vườn Sầu Riêng Siêu Trái Ở Tây Nguyên

Chia sẻTrải Nghiệm Các Vườn Sầu Riêng Siêu Trái Ở Tây Nguyên Sau những chuyến [...]

Cần Làm Gì Khi Sầu Riêng Đang Chạy Trái Gặp Mưa

Chia sẻCần Làm Gì Khi Sầu Riêng Đang Chạy Trái Gặp Mưa Thời điểm đầu [...]

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Trái

Chia sẻKinh Nghiệm Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Trái Theo quan điểm của [...]

Những Chia Sẻ Về Vụ Mùa 2024 Từ Nhà Vườn Gia Lai

Chia sẻNhững Chia Sẻ Về Vụ Mùa 2024 Từ Nhà Vườn Gia Lai Ghé thăm [...]

Bài Học Làm Bông Quý Giá Từ Nhà Vườn Đạ Huoai

Chia sẻBài Học Làm Bông Quý Giá Từ Nhà Vườn Đạ Huoai Có lẽ năm [...]

Chư Prông Chuẩn Bị Dìu Đọt Sầu Riêng Theo Cách Lạ

Chia sẻChư Prông Chuẩn Bị Dìu Đọt Sầu Riêng Theo Cách Lạ Đến giai đoạn [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *