Chia sẻ

Nhu Cầu Phân Bón Theo Giai Đoạn Phát Triển Cây Sầu Riêng

Bà con trồng sầu riêng vẫn thường có câu rất hay “Muốn chăm cây thì cần chăm rễ, muốn chăm rễ thì cần chăm đất” bởi vậy mới nói không phải ai cũng trồng được loại cây nhà giàu này.

Cây sầu riêng có yêu cầu rất khắc khe về dinh dưỡng cho nên cần chọn đúng loại phân bón để bổ sung dưỡng chất sao cho phù hợp với cả cây và đất canh tác bởi nếu chỉ cần sai một bước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ mùa sầu riêng thậm chí là thất thu.

Nhu cầu dinh dưỡng sẽ phụ thuộc lớn vào 3 nguyên tố đa lượng NPK

  • Nitơ: bón phân đạm cây sẽ ra tược/chồi non thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây.
  • Phốt pho: bón lân sẽ kích thích ra rễ non khi bón gốc và kích thích phân hóa mầm hoa khi phun cành.
  • Kali: bón Kali sẽ giúp chuyển hóa tinh bột thành đường làm tăng độ ngọt cho quả.

Có thể căn cứ trên một số đặc điểm sau để chọn phân bón phù hợp:

1. Đối với cây trồng

Cây trong giai đoạn kiến thiết

Cây đang trong giai đoạn kiến thiết: khi đã kích rễ thành công sau khoảng 2 tháng đối với các cây có bón lót thì lúc này cây cần bổ sung nhiều đạm để phát triển cành lá (Những cây không được bón lót sẽ cần bổ sung sớm hơn).

Cần bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng cho cây (chọn các loại phân trung vi lượng chuyên dụng hoặc NPK có đuôi TE) với lượng nhỏ vừa đủ giúp cây cân đối dinh dưỡng.

Cây Đang Trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cần Nhiều Phân Đạm
Cây Đang Trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cần Nhiều Phân Đạm

Lân sẽ được dùng khi cơi đọt làm bông (cơi 2 hoặc 3) đã lụa, bón lân trước khi phun tạo mầm hoa 15 – 20 ngày giúp lá nhanh già.

Sử Dụng Lân Giúp Bộ Lá Nhanh Lụa Già
Sử Dụng Lân Giúp Bộ Lá Nhanh Lụa Già

Cây trong giai đoạn làm bông-nuôi trái

Cây trước khi ra hoa cần xử lý Lân giúp cây ra hoa đồng loạt, dễ quản lý.

Trong quá trình cây ra mắt cua khoảng 2 – 3 cm cần bổ sung Canxi Bo ở các dạng dễ hấp thu như Chelate hoặc dạng sữa khoảng 5-7 ngày/lần giúp hạn chế sự trụng bông và tăng chất lượng hạt phấn giúp cây thụ phấn tốt.

Trong quá trình nuôi bông và sau xổ nhụy nếu gặp trời mưa bà con nên tiến hành phun các hoạt chất Kẽm để rửa lại bông giúp điều chỉnh độ tăng trưởng, bảo vệ chống các loại nấm bệnh.

Sau khi xổ nhụy nếu cây đi nhiều đọt non có thể sử dụng Lân kết hợp với Kali ở nồng độ cao để chặn đọt cho cây (phương pháp này tương đối an toàn hơn so với phương pháp dìu đọt).

Khi cây trong quá trình nuôi quả từ sau 15 -25 ngày trở đi có thể bổ sung đạm cá hoặc NPK cân bằng để tăng cường dinh dưỡng nhằm tăng kích thước trái.

Để tăng kích thước trái nhưng không bị nứt gai bể trái bà con vẫn nên duy trì cung cấp Canxi Bo cho cây. Khi trái tăng kích thước nếu cây thiếu Canxi dễ dẫn tới tình trạng quả không kép kín ở đáy quả gây nấm trái và rụng.

Sử Dụng Đạm Cá Cho Cây Khi Trái Khoảng 15-20 Ngày Sau Xổ Nhụy – Trái Cỡ Trứng Ngỗng
Sử Dụng Đạm Cá Cho Cây Khi Trái Khoảng 15-20 Ngày Sau Xổ Nhụy – Trái Cỡ Trứng Ngỗng

Để đạt chất lượng trái tròn đều, gai nhím cần kiểm soát trọng lượng trái, sau 50 – 60 ngày trái khoảng 1-1.5kg đới với Ri6 và 1.5-2kg đối với sầu riêng Thái có thể sử dụng phân kali để hãm trái để tránh trái quá cỡ. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm cao cần sử dụng ở liều lượng vừa phải để tránh làm đứng trái.

Trước thu hoạch khoảng 20-25 ngày cần bổ sung nhiều Kali cho cây giúp cơm sầu riêng lên màu vàng đặc trưng và tạo độ ngọt cho quả.

Lưu ý chỉ bổ sung Kali dưới dạng K2SO4 vừa bổ sung Kali giúp cây chuyển hóa đường và vừa cung cấp Lưu huỳnh giúp tạo mùi hương đặc trưng cho sầu riêng.

Cây trong giai đoạn sau thu hoạch

Cây sau thu hoạch: lúc này cần phục hồi cây đặc biệt là bộ rễ (dùng humic hoặc lân kích rễ) sau đó dưỡng lại bộ lá cây (dùng đạm cá).

Đặc điểm về giống cây: giống có bộ lá lớn hơn, số lượng quả và thời gian nuôi quả nhiều hơn thì cần nhiều phân hơn. Giống sầu riêng Ri6 và Musang King có thời gian nuôi quả từ 90-100 ngày thì lượng phân bón sẽ ít hơn so với sầu riêng Thái là 120-130 ngày.

Một lưu ý quan trọng nữa để chọn phân chính là căn cứ vào tính chất của đất. Vì bón phân cho cây phải bón thông qua đất nên khi bón phải nắm được tính chất của đất đai.

Cần phải xem xét tình trạng cây trước khi bón phân cho cây như: khi cây đang bị nấm bệnh cần hạn chế sử dụng phân bón lá và ưu tiên trị bệnh cho cây để tránh lây lan.

2. Đối với đất canh tác

Đất chai cứng, có độ phì nhiêu thấp nên bón phân hữu cơ để cải tạo độ mùn và tăng độ phì nhiêu cho đất.

Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nặng (như đất sét) thì vùi nông, có thể bón nhiều, bón tập trung.

Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nhẹ (như đất cát hay đất cát pha thịt) thì vùi sâu, bón ít một, rải ra làm nhiều lần, bón sát yêu cầu của cây.

Đất chua không bón các loại phân có tính axit, ngược lại đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

Kiểm Tra Đất Trước Khi Cung Cấp Dinh Dưỡng Cho Cây
Kiểm Tra Đất Trước Khi Cung Cấp Dinh Dưỡng Cho Cây

Đất dốc nên bón lót trước khi trồng đối với những cây trồng lâu năm.

Đất đai màu mỡ phì nhiêu thì cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu.

Bón Phân Xung Quanh Tán Cây (2/3 Bán Kính Đường Rễ)
Bón Phân Xung Quanh Tán Cây (2/3 Bán Kính Đường Rễ)

Không nên bón phân sát gốc cây, nên bón cách gốc 2/3 bán kính đường rễ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “Nhu cầu phân bóntheo giai đoạn phát triển của cây sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 –  0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Nhận Biết Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy Thiếu Nước Hay Dư Nước

Chia sẻNhận Biết Sầu Riêng Sau Xổ Nhụy Thiếu Nước Hay Dư Nước Sau khi [...]

Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Hoa

Chia sẻChăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Hoa Chăm sóc sầu riêng giai đoạn [...]

6 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gây Vàng Gai, Bể Gai Sầu Riêng

Chia sẻ6 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gây Vàng Gai, Bể Gai Sầu Riêng Trong mọi [...]

3 Nguyên Nhân Gây Rụng Trái Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục

Chia sẻ3 Nguyên Nhân Gây Rụng Trái Sầu Riêng Và Giải Pháp Khắc Phục Trong [...]

3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước

Chia sẻ3 Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước [...]

Nguyên Nhân Rụng Lá Sau Khi Xịt Tạo Mầm

Chia sẻNguyên Nhân Rụng Lá Sau Khi Xịt Tạo Mầm Nhằm nâng cao năng suất [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *