Kết Quả Sau Lần Kích Bông Gặp Mưa Tại Vườn Chú 7
Mọi người còn nhớ vườn sầu riêng 4,5 năm tuổi trên đồi của Chú 7 tại Đạ Huoai mà trong các bài viết trước Vinadurian có nhắc tới là không sử dụng Lân mà chỉ thổi lá ở gốc. Được dịp ghé thăm vườn Chú 7 sau gần 1 tháng phun tạo mầm, còn nhớ trước đó sáng Chú phun tạo mầm (ngày 24/11/2023 dương lịch) thì chiều đã bắt đầu mưa khiến Chú 7 vô cùng hoang mang bởi lẽ những cây này đã nhú mắt cua rồi giờ Chú xịt tạo mầm bằng 10-60-10 + Lân 86 + Vua rầy rệp để cây ra hoa đồng loạt hơn.
Chú 7 lúc ấy sợ nhất là khi mưa dẫn đến ẩm độ cao sẽ khiến các mắt cua đã nhú bị đen do nấm và rệp sáp gây ra. Như vậy rất có thể Chú phải bỏ đợt mắt cua này và chờ lại đợt mới, thế nhưng rất may không phụ lòng mong chờ của Chú và mọi người các mắt cua ngày ấy giờ đã phát triển thành các búp, một số cây ra nhiều chú phải lặt bỏ bớt.
Hiện tại, dàn lá của Chú 7 có dấu hiệu nhú mũi giáo nhưng nhìn chung vẫn không đều cả vườn. Theo quan điểm của Chú sẽ tiến hành dìu đọt cho cây để khi cây vừa xổ nhụy thì dàn lá kịp lụa giúp cho việc nuôi trái tốt hơn, nếu như chọn phương pháp chặn đọt sẽ làm bộ lá cây nhỏ, cây suy cộng với việc nuôi trái trong thời gian dài thì công tác phục hồi gặp rất nhiều khó khăn.
Để chăm tốt cơi lá này Chú 7 đã tiến hành phun ngừa nhện đỏ ngay từ đầu mùa nắng, trong một vụ như vậy chú dự kiến phun từ 3 – 4 đợt để bảo vệ bộ lá già. Đối tượng bà con cần phòng trừ thường xuyên là rầy xanh và rệp sáp bởi 2 đối tượng này gây hại cả bông lẫn lá do đó nên phun phòng cách nhau từ 7-10 ngày/lần.
Theo như Chú 7 quan sát tại khu vực Đạ Huoai nếu sầu riêng xổ nhụy trong tết thì khả năng đậu trái rất cao, nếu trễ hơn phải qua tết mới xổ nhụy thì tỷ lệ đậu trái sẽ thấp hơn do nắng nhiều, nhiệt độ cao làm đất khô cằn bắt buộc phải nhấp nước giữ ẩm cộng với thời gian hãm đọt trước đó thì cây sẽ đi đọt ngay giai đoạn trái trứng gà rất là nguy hiểm.
Khi mắt cua được 2-3cm tiến hành nhấp nước lại cho cây, chú chia sẽ lúc này chỉ tưới nhẹ để mắt cua sáng rõ hơn sau đó đi nhẹ 1 cử humic để kích lại rễ cho cây. Khi búp được 20-25 ngày chú tiến hành bổ sung NPK 20-20-10 tùy theo lượng cành tán bỏ xung quanh gốc khoảng 1-1,5kg/gốc. Ngoài ra nếu trong giai đoạn này các nhà vườn có nguồn lao động có thể tiến hành tỉa bớt bông, chọn lại cổ bông đều nhất để khâu chăm sóc dễ dàng hơn.
Hiện tại trong vườn Chú 7 vẫn còn một số ít cây mắt cua vẫn chưa sáng nhưng tỷ lệ rất ít so với toàn vườn, dự kiến những cây này chú sẽ khóa các bét nước để tiếp tục xiết nước đến khi mắt cua sáng rõ mới nhấp nước lại cho cây. Theo như Chú 7 cho hay năm nay tiết trời làm bông khó dẫn đến cây ra hoa không đều, không chỉ riêng vườn chú mà cả khu vực Đạ Huoai đa số các vườn đều bị tình trạng như vậy.
Vinadurian sẽ liên tục cập nhật cách xử lý vườn Chú 7 trong giai đoạn vừa kéo bông vừa kéo đọt trong những lần ghé thăm Đạ Huoai tiếp theo. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con.
Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Ngọc Ánh
Mọi thắc mắc về bài viết “Kết quả sau lần kích bông gặp mưa tại vườn chú 7”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Quảng Cáo
Máy Cắt Cỏ 4 Thì Honda UMK435T U2ST
Máy cắt cỏ Honda UMK435T với động cơ 4 thì mạnh mẽ, thân thiện với môi trường. M
https://tincay.comPhân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nô
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá
https://tincay.comPhân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Bio-EMZ
BIO-EMZ là sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học, được phát triển để hỗ trợ bà con
https://tincay.comBài viết liên quan
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất Chết
Chia sẻHồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất “Chết”– Đắk R’lấp, Đăk Nông [...]
Th10
Canh Tác Sầu Riêng Trên Vùng Đất Đồi
Chia sẻCanh Tác Sầu Riêng Trên Vùng Đất Đồi Người ta thường nói: “Ông trời [...]
Th10
Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Trong Mùa Mưa Bão
Chia sẻChăm Sóc Cây Sầu Riêng Trong Mùa Mưa Bão Cây sầu riêng là một [...]
Th9
Trải Nghiệm Các Vườn Sầu Riêng Siêu Trái Ở Tây Nguyên
Chia sẻTrải Nghiệm Các Vườn Sầu Riêng Siêu Trái Ở Tây Nguyên Sau những chuyến [...]
Th7
Cần Làm Gì Khi Sầu Riêng Đang Chạy Trái Gặp Mưa
Chia sẻCần Làm Gì Khi Sầu Riêng Đang Chạy Trái Gặp Mưa Thời điểm đầu [...]
Th4
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Trái
Chia sẻKinh Nghiệm Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Trái Theo quan điểm của [...]
Th2