Kéo Đọt Bằng Đạm Cá Kết Hợp Humic Sau 2 Tháng Xiết Nước
Trở lại vườn anh Thật trong giai đoạn vừa kéo mắt cua vừa kéo đọt sau 2 tháng xiết nước, được nghe anh tâm sự nhiều về những khó khăn gặp phải khi làm bông sớm vụ mà anh phải kiên trì lắm mới có được kết quả như hôm nay.
Anh kể sau 3 lần tạo mầm khó khăn lắm các mắt cua mới có dấu hiệu nhú và đang sáng rõ dần thế nhưng thời tiết có vẻ như muốn thử thách nên đã mưa mấy ngày liên tục, như bà con cũng đã biết khi cây vừa nhú mắt cua mà gặp mưa thì những mắt cua này sẽ bị thui và phải lặt bỏ để kích lại đợt mới.
Sau đó anh Thật có sử dụng 10-60-10 để phun lại các dạ cành sau khi thời tiết nắng ráo nhưng kịch bản cũ tiếp tục lặp lại, các mắt cua đợt tiếp theo đã sáng rồi lại bị đen do gặp mưa, thời tiết năm nay khó đoán làm nhiều nhà vườn trồng sầu phải thấp thỏm lo âu trong giai đoạn tạo mầm. Cũng may mắn sau khi anh phun tạo mầm lại lần 2 bằng 10-60-10 thì các mắt cua cũng đã sáng và thời tiết có vẻ dễ chịu hơn khi tạnh ráo và không có những cơn mưa như trước.
Tuy vậy anh Thật vẫn rất tiếc cho những đợt mắt cua vừa rồi, nếu như thời tiết thuận lợi không mưa có lẽ chỉ khoảng 30 – 35 ngày nữa thôi là vườn anh sẽ xổ nhụy (rơi vào trước khoảng trước tết nguyên đán 2024) thế nhưng với tình hình hiện tại chắc phải qua tết thì mới xổ nhụy được.
Vì khoảng thời gian xiết nước khá dài nên các cây có hiện tượng rụng lá rất nhiều do đó sau khi các mắt cua đã sáng và đạt 80-90% số lượng anh Thật tiến hành nhấp nước để cây quen dần với chu kì 5 phút/3ngày/lần.
Thời điểm này phải tranh thủ kéo đọt để dàn lá kịp lụa già trước khi xổ nhụy do đó anh có bổ sung phân gà nở cho cây với 2,3kg/gốc, qua hôm sau tiến hành tưới đạm cá và humic với liều pha 3kg humic + 20lít đạm cá Panga TC + 1.000 lít nước.
Humic giúp cây kích rễ non phát triển hút các chất dinh dưỡng (chủ yếu là đạm) để cây bung chồi dễ dàng, mỗi gốc như vậy tùy vào cành tán mà sẽ canh đo tưới khoảng 20-25 lít đã pha/gốc. Ngoài tưới gốc bằng đạm cá kết hợp humic, bên trên anh còn phun thêm các hoạt chất kéo đọt thúc đẩy quá trình hình thành cơi đọt nhanh hơn.
Dự kiến khoảng 2-3 ngày sau anh sẽ tiến hành phun xịt nước toàn bộ cây nhằm rửa lại vườn, đồng thời giúp hạn chế nhện đỏ trước khi tiến hành sử dụng Wehg để phòng trừ nấm bệnh cho cây. Vì phân bón sinh học Wehg có tác dụng phòng ngừa, hạn chế nấm bệnh, sâu, rầy, rệp sáp và nhiều loại côn trùng gây hại khác.
Ngoài ra Wehg còn điều tiết tăng trưởng kích thích làm cho hoa ra nhiều và tập trung với thành phần dầu đậu nành, các khoáng chất, vi lượng và chất hữu cơ được chiết xuất từ các loại cây thảo dược lành tính nên không gây nóng bông rất thích hợp sử dụng trong giai đoạn kéo mắt cua và nuôi bông sầu riêng trong thời gian tới.
Bà con có thể tham khảo liều pha 1 lít Wehg + 100-150 lít nước để phun phòng trừ nấm bệnh và kéo mắt cua sầu riêng cho vườn của mình để đạt hiệu quả và tiết kiệm.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Ngọc Ánh
Mọi thắc mắc về bài viết “Kéo đọt bằng đạm cá kết hợp humic sau 2 tháng xiết nước”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Quảng Cáo
Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Vi Sinh Forge S
Xạ khuẩn ở Forge sp sẽ phát triển ở rễ và tán lá cây trồng giúp định hình một...
https://tincay.comPhân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nô
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá
https://tincay.comĐạm Đậu Nành – Phân Hữu Cơ Thủy Phân Từ
Chuyên dưỡng trái, giúp trái căng tròn, nặng ký, không sượng, xơ, cháy.....
https://tincay.comBài viết liên quan
Gian Nan Của Người Phụ Nữ Tự Chăm Vườn Sầu Riêng
Chia sẻGian Nan Của Người Phụ Nữ Tự Chăm Vườn Sầu Riêng Một ngày nắng [...]
Th10
Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Trong Mùa Mưa Bão
Chia sẻChăm Sóc Cây Sầu Riêng Trong Mùa Mưa Bão Cây sầu riêng là một [...]
Th9
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch
Chia sẻPhục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Theo Cách Anh Thuộc Sau một [...]
Th6
Sầu Riêng Miền Đông Chống Chọi Với Thời Tiết Khô Hạn
Chia sẻSầu Riêng Miền Đông Chống Chọi Với Thời Tiết Khô Hạn Giữa cái nắng [...]
Th4
Cách Vào Dinh Dưỡng Nuôi Trái Của Anh Nam Ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai
Chia sẻCách Vào Dinh Dưỡng Nuôi Trái Của Anh Nam Ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai [...]
Th4
Cần Làm Gì Khi Sầu Riêng Đang Chạy Trái Gặp Mưa
Chia sẻCần Làm Gì Khi Sầu Riêng Đang Chạy Trái Gặp Mưa Thời điểm đầu [...]
Th4