Chia sẻ

Cỏ Dại Trong Vườn Sầu Riêng – Bạn Hay Kẻ Thù?

Cỏ Dại – vấn đề muôn thuở và nan giải của nông dân, diệt rồi lại mọc, mọc rồi lại diệt. Hàng năm, người nông dân phải bỏ ra một số tiền để thuê người làm cỏ, mua thuốc diệt cỏ vừa tốn kém lại rất độc hại cho con người và môi trường.

Vậy tại sao ta không tận dụng những lợi ích mà chúng mang lại cho vườn cây thay vì luôn tìm mọi cách để tiêu diệt chúng. Hãy cùng Vinadurian tìm hiểu các lợi ích mà cỏ dại mang lại cho vườn qua bài chia sẻ dưới đây.

Cỏ Dại Trong Vườn Sầu Riêng - Bạn Hay Kẻ Thù?
Cỏ Dại Trong Vườn Sầu Riêng – Bạn Hay Kẻ Thù?

1. Cân bằng hệ vinh sinh vật trong đất

Giữa đất và vi sinh vật trong đất, nó là một chuỗi mắt xích liên kết với nhau và không thể tách rời trong tự nhiên.

Vi sinh vật muốn sống và tồn tại trong môi trường phải có độ ẩm và bóng mát chứ không thể sống được ở cái nóng trơ trọi trên mặt đất, lúc này cỏ giúp giữ độ ẩm cho đất, cân bằng hệ vi sinh vật trong đất, tạo môi trường để vi sinh vật tồn tại và phát triển. Mỗi loại vi sinh vật có mỗi chức năng khác nhau. Muốn đa dạng thì phải có các loại cỏ, mỗi hệ rễ của cỏ này sẽ có 1 hệ vi sinh vật khác với cỏ kia.

Vi sinh vật trong đất sẽ giúp chuyển hóa phân bón mà ta bón vào đất, lúc này bao gồm phân bón vô vơ hay hữu cơ thì rễ cây không thể hấp thụ được mà phải nhờ sự phân giải của hệ vi sinh vật, vi sinh vật sẽ chuyển hóa thành các dạng ion mà cây hấp thụ được.

2. Lấy sinh khối, nguồn phân xanh vô tận, cố định đạm cho đất

Cỏ khi phát triển lên cao và cắt đi thì thân xác trả lại cho đất 1 lượng hữu cơ, nó lấy bao nhiêu từ đất thì sẽ trả lại bấy nhiêu.

Khi cắt để lại phần gốc, phần gốc và rễ đó khô đi tạo sự thông thoáng nhờ bộ rễ còn lại đã khô, giúp oxy đi vào được trong đất.

Cỏ Đậu Có Khả Năng Cố Định Đạm Cho Đất – Nguồn Ảnh: Internet
Cỏ Đậu Có Khả Năng Cố Định Đạm Cho Đất – Nguồn Ảnh: Internet

3. Giúp đất thông thoáng

Cỏ tạo độ ẩm cho đất, đất ẩm tạo điều kiện cho các loại giun và côn trùng trong đất phát triển.

Giun đất được xem là 1 cổ máy cày xới trong lòng đất giúp đất thông thoáng, khi giun chết đi để lại 1 lượng dinh dưỡng cho đất đặc biệt là amino axit từ giun.

Giun Trong Lòng Đất – Nguồn Ảnh: Internet
Giun Trong Lòng Đất – Nguồn Ảnh: Internet

Có cỏ thì có côn trùng sinh sống, có cả có lợi và có hại, chúng sẽ tự cân bằng lẫn nhau, không có cỏ thì chúng chỉ nhắm đến cây trồng của chúng ta mà gây hại.

Thảm cỏ giúp tuyến trùng phân tán khắp vườn, khiến chúng không tập trung vào gốc cây.

4. Đánh giá tình trạng đất trồng

Cỏ dại có thể mọc và sinh trưởng tốt trên tất cả các loại điều kiện đất nào. Nguyên nhân bởi cỏ dại bao gồm rất nhiều loại ứng với điều kiện đất trồng khác nhau. Khi đó đất trồng nào cũng sẽ có những loại cỏ dại ứng với tính chất của đất đó.

Ví dụ: ở những nơi khô cằn thì có cỏ lá kim, cỏ chỉ, đất tơi xốp thì có cỏ lá tròn thân đứng.

Cỏ Dại Trong Vườn Sầu Riêng - Bạn Hay Kẻ Thù?
Cỏ Dại Trong Vườn Sầu Riêng – Bạn Hay Kẻ Thù?

Dựa vào đặc tính này mà người nông dân có thể đánh giá tình trạng đất trồng và từ đó có thể đưa ra các bước để cải tạo đất cho phù hợp.

5. Chống rửa trôi và cân bằng nhiệt độ

Mùa mưa cỏ giúp chống xói mòn và hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng, đặc biệt đối với đất dốc.

Mùa nắng giữ ẩm và cân bằng nhiệt độ cho tầng đất mặt, giúp cây trồng không bị sốc nhiệt khi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn.

Cỏ mang lại lợi ích cho vườn nhưng chúng ta cần phải quản lý cỏ đúng cách và cần phải lưu ý khi giữ cỏ:

  • Không để cỏ sát gốc cây trồng
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ vì nó tiêu diệt toàn bộ hệ vi sinh vật trong đất, thuốc diệt cỏ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.
  • Nên tùy thời điểm của cây trồng mà quyết định để cỏ hay không. Khi cây trồng còn quá nhỏ thì sẽ bị cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng. Nhưng nếu cây trồng đã hoàn toàn có sức sống mạnh hơn cỏ dại, thì cỏ dại sẽ không còn là vấn đề.
  • Cắt cỏ định kì là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát mức độ và tốc độ lớn của thảm cỏ. Khi cắt, không nên cắt sát mặt đất hay đánh bật gốc cỏ, cắt cách gốc từ 10-15cm để giúp cỏ tái sinh nhanh.
  • Cỏ sau khi cắt giữ nguyên tại vị trí, sau đó rải thêm một lớp Trichoderma lên trên giúp đẩy nhanh tốc độ phân hủy hữu cơ.

Như vậy, cỏ dại là 1 phần không thể thiếu và là 1 mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái, và chúng ta nên sống chung với cỏ, lợi dụng và quản lý cỏ 1 cách hiệu quả!

Tác giả: Bá Duy

Mọi thắc mắc về ” Cỏ dại trong vườn sầu riêng – Bạn hay kẻ thù?”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Nghề Gõ Sầu Riêng Kiến Tiền Triệu Mỗi Ngày

Chia sẻNghề Gõ Sầu Riêng Kiếm Tiền Triệu Mỗi Ngày Và Những Góc Khuất Sầu [...]

Sầu Riêng Black Thorn – Thị Hiếu Nâng Tầm Giá Trị

Chia sẻSầu Riêng Black Thorn – Thị Hiếu Nâng Tầm Giá Trị Sầu riêng không [...]

Đặc Điểm Sầu Riêng Monthong

Chia sẻĐặc Điểm Sầu Riêng Monthong Nhắc đến sầu riêng, không ai có thể bỏ [...]

Độc Lạ Sầu Riêng Chuồng Bò

Chia sẻĐộc Lạ Sầu Riêng Chuồng Bò Chắc hẳn nhiều người cũng rất ấn tượng [...]

Đặc Điểm Sầu Riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (Chín Hóa)

Chia sẻĐặc Điểm Sầu Riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (Chín Hóa) Sầu riêng “Chín [...]

Thực Hư Cách Trồng Sầu Riêng 2-3 Cây Một Gốc

Chia sẻThực Hư Cách Trồng Sầu Riêng 2-3 Cây Một Gốc Cây sầu riêng là [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *