Chia sẻ

7 Loại Côn Trùng Gây Hại Phổ Biến Trên Sầu Riêng

Côn trùng gây hại không chỉ là nỗi ám ảnh đối với sầu riêng mà còn là nỗi lo của nhà vườn. Nếu không có sự kiểm soát, quan tâm sát sao đến quá trình canh tác khi dịch hại xảy ra sẽ tiến triển rất nhanh. Vì thế, đòi hỏi các nhà vườn thường xuyên theo dõi tình trạng cây trồng, hiểu rõ đặc tính côn trùng gây hại. Từ đó, đưa ra những giải pháp phòng trị hiểu quả và tối ưu nhất.

Phòng Ngừa Côn Trùng Gây Hại Sầu Riêng Định Kỳ
Phòng Ngừa Côn Trùng Gây Hại Sầu Riêng Định Kỳ

7 loại côn trùng gây hại điển hình trên sầu riêng

STTCôn trùng gây hạiTác nhân/Tên khoa họcBộ phận gây hạiThời điểm,
giai đoạn ghi nhận
Mức độ phổ biến
1Rầy xanhAmrasca sp.Lá, hoaQuanh năm+++
2Bọ trĩScirtothrips dorsalisHoa, quả nonQuanh năm++
3Nhện đỏEutetranychus sp.Lá, chồi nonMùa nắng++
4Mọt đục thân, cànhXyleborus similisThân, cànhQuanh năm++
5Xén tóc đục thân, cànhPlocaederus ruficormis
Batocera rufomaculata
Thân, cànhMùa nắng++
6Rệp sápPseudococus sp.
Planococcus lilacinus
Lá, quảQuanh năm+++
7Sâu đục quảConogethes punctiferalisQuảQuanh năm+++

Sơ lược về đặc điểm, thời điểm, khả năng gây hại và biện pháp phòng ngừa

1. Rầy xanh (Amrasca sp.)

Đặc điểm gây hại:

  • Ấu trùng tập trung trong lá non chưa mở, thành trùng ẩn mặt dưới lá. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút lá non.
  • Lá bị chích hút sẽ bị cháy như bệnh, sau đó rụng dần.
Thành Trùng Rầy Xanh (Amrasca Sp.) Chích Hút Dẫn Đến Cháy Lá
Thành Trùng Rầy Xanh (Amrasca Sp.) Chích Hút Dẫn Đến Cháy Lá – 7 Loại Côn Trùng Gây Hại Phổ Biến Trên Sầu Riêng

Biện pháp phòng ngừa:

  • Thiên địch đe dọa rầy xanh là nhện săn mồi, bọ rùa, bọ xít ăn sâu, chuồn chuồn,…
  • Chăm sóc cơi đọt tập trung để phòng ngừa dễ dàng.
  • Thăm vườn và cắt tỉa cành nhánh định kỳ để tạo độ thông thoáng cho vườn.
  • Bà con có thể dùng thuốc với chứa các hoạt chất: Abamectin, Buprofezin, Clothianidin, Spirotetramat,…
  • Ngoài các loại thuốc hóa học bà con có thể sử dụng dòng sinh học như phân Wehg giúp phòng ngừa rầy xanh hiệu quả.

2. Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis)

Đặc điểm gây hại:

  • Gây hại chủ yếu trên hoa và quả non, lá non cũng là mục tiêu tấn công của chúng.
  • Là loài có chu kỳ sinh trưởng ngắn và dễ kháng thuốc BVTV. Chúng tấn công và gây hại nặng vào mùa nắng và phát triển quanh năm.
Bọ Trĩ (Scirtothrips Dorsalis) Gây Hại Trên Sầu Riêng (Nguồn: Internet)
Bọ Trĩ (Scirtothrips Dorsalis) Gây Hại Trên Sầu Riêng (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng ngừa:

  • Bà con có thể sử dụng thuốc chứa hoạt chất: Abamectin, Clothianidin, Spinetoram,…

3. Rệp sáp (Planococcus sp.)

Đặc điểm gây hại:

  • Chúng gây hại chủ yếu trên lá và quả sầu riêng, từ giai đoạn trái còn nhỏ đến lúc chín. Chích hút dịch từ cuống quả xuống bề mặt vỏ quả.
  • Khi chích hút chúng sẽ tiết ra chất ngọt thu hút kiến và nấm bồ hóng (mụi than đen) làm giảm phẩm chất quả. Ngoài ra, rệp sáp cộng sinh với kiến để giúp chúng phát triển mật độ, nghĩa là rệp sáp sẽ cung cấp thức ăn cho kiến và kiến sẽ có nhiệm vụ tha rệp từ nơi này sang nơi khác, cây này sang cây khác để tìm nguồn thức ăn mới cho rệp.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Bọ rùa là “khắc tinh” của rệp sáp, vì vậy bà con nên quản lý tốt thiên địch.
  • Cắt, tỉa những quả non bị rệp tấn công, có thể dùng vòi nước mạnh để rửa trôi rệp sáp.
  • Đảm bảo mật độ trồng để tạo độ thông thoáng cho vườn, đồng thời không trồng xen canh với loại cây trồng dễ thu hút rệp sáp như: Na thái, chôm chôm,…
  • Phun các loại thuốc chứa hoạt chất sau: Dầu khoáng, Buprofezin, Clothianidin, Spirotetramat,…
  • Phân sinh học Wehg vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa phòng ngừa rệp sáp hiệu quả vì thành phần thảo mộc gây ngán ăn của rệp.

4. Nhện đỏ (Eutetranychus sp.)

Đặc điểm gây hại:

  • Điều kiện thời tiết nóng ẩm, chênh lệch biên độ nhiệt giữa ngày và đêm làm gia tăng mật độ gây hại của nhện đỏ.
  • Chúng gây hại trên bề mặt lá, chích hút chất diệp lục của lá làm xuất hiện những chấm trắng li ti, lá bị xoắn lại, ngã màu vàng bạc sang xám trắng, khô và rụng dần, cây còi cọc sinh trưởng kém.
Nhện Đỏ Gây Hại Trên Bề Mặt Lá, Chích Hút Chất Diệp Lục Của Lá
Nhện Đỏ Gây Hại Trên Bề Mặt Lá, Chích Hút Chất Diệp Lục Của Lá

Biện pháp phòng ngừa:

  • Nhện săn mồi là thiên địch của nhện đỏ.
  • Cân bằng ẩm độ và nhiệt độ giữa không khí, dưới đất bằng cách phun nước tưới toàn bộ tán lá vào mùa nắng giúp giảm mật độ nhện, tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển.
  • Các hoạt chất sinh học dùng phòng trị nhện đỏ: Emamectin benzoate, Abamectin, Matrin, Dầu khoáng,…
  • Ngoài ra, bà con có thể sử dụng hoạt chất: Febutatin oxide, Hexythiazox, Propargite, Chlorfenapyr, nhóm Sulfur… phun xụt định kỳ, chủ yếu mặt dưới lá.

5/ Xén tóc đục thân, cành (Batocera rufomaculata)

Đặc điểm gây hại:

  • Con cái trưởng thành thường đẻ ở chảng ba, các vết nứt hay vết thương trên cây.
Thành Trùng Xén Tóc Trưởng Thành Gây Hại Sầu Riêng (Nguồn: Internet)
Thành Trùng Xén Tóc Trưởng Thành Gây Hại Sầu Riêng (Nguồn: Internet)
  • Sâu non của chúng ăn phần vỏ cây, thậm chí đục vào thân tạo thành những đường ngoằn ngoèo chứa phân màu nâu đen do chúng thải ra. Phía dưới gốc dễ bị chúng đục nhất vì ẩm độ cao ở phần gốc nên vỏ cây cũng mềm hơn dễ đục khoét.
Ấu Trùng Sâu Non Của Xén Tóc
Ấu Trùng Sâu Non Của Xén Tóc
  • Chúng tấn công thân chính và nhánh. Giai đoạn cây con bị xén tóc gây hại sẽ tắt nghẽn mạch dẫn nhựa làm cành dễ gãy, chết khô, ảnh hưởng đến tăng trưởng trầm trọng.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Dùng bẫy đèn để thu hút xén tóc trưởng thành vào đầu mùa mưa vì chúng rất thích ánh đèn.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời.
  • Khi phát hiện lỗ đục dùng dao nhọn khoét sâu vào sẽ thấy sâu hoặc nhộng bên trong, tiêu diệt ngay lập tức.

6. Mọt đục thân, cành (Xyleborus similis)

Đặc điểm gây hại:

  • Chúng tấn công và gốc, thân cây có những vết mùn cưa, chảy nhựa bên ngoài, bên trong là những lỗ đục nhỏ (mắt thường dễ nhìn thấy).
Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng
Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng – 7 Loại Côn Trùng Gây Hại Phổ Biến Trên Sầu Riêng
  • Trứng và ấu trùng được mọt trưởng thành đẻ trong đường đục ở cả phần vỏ lẫn phần gỗ thân cây. Vì vậy sự tổn thương là nghiêm trọng dẫn đến chết hoại nhanh chóng.
Cành Bị Chết Hoại Nhanh Chóng Do Mọt Tấn Công Mạnh
Cành Bị Chết Hoại Nhanh Chóng Do Mọt Tấn Công Mạnh – 7 Loại Côn Trùng Gây Hại Phổ Biến Trên Sầu Riêng
  • Bà con lưu ý cây bị mọt tấn công kèm theo những vết bệnh xì mủ, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, đặc biệt giai đoạn ra hoa, đậu quả của sầu riêng.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Bà con nên đi thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện mọt tấn công.
  • Sử dụng luân phiên các thuốc chứa hoạt chất để phòng trị: Emamectin benzoate, Abamectin,…kết hợp Dimethomorph hoặc Phosphorous acid,…

7. Sâu đục quả (Conogethes punctiferalis)

Đặc điểm gây hại:

  • Trên hoa: Bướm sẽ đẻ trứng lên các chùm hoa, trứng nở ra sâu non sẽ ăn phần cuống hoa và đục sâu vào hoa tiếp tục ăn làm hư và rụng. Bà con thường thấy những chùm bông sẽ kết dính lại vì những đám phân màu đen của sâu non, một phần do tơ nhộng.
Chùm Bông Sẽ Kết Dính Lại Vì Những Đám Phân Màu Đen Của Sâu Non, Một Phần Do Tơ Nhộng (Nguồn: Internet)
Chùm Bông Sẽ Kết Dính Lại Vì Những Đám Phân Màu Đen Của Sâu Non, Một Phần Do Tơ Nhộng (Nguồn: Internet)
  • Trên quả: Trứng cũng được đẻ lên quả non, sâu nở sẽ ăn sâu vào bên trong quả. Thường tấn công trên các chùm quả mọc san sát nhau, trái non bị biến dạng và rụng, trái lớn bị ảnh hưởng giá trị thương phẩm.
Sâu Tấn Công Bề Mặt Vỏ Quả Ăn Sâu Vào Bên Trong (Nguồn: Internet)
Sâu Tấn Công Bề Mặt Vỏ Quả Ăn Sâu Vào Bên Trong (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng ngừa:

  • Thường xuyên thăm vườn nhất là khi cây ra hoa đậu quả để kịp thời phát hiện và tiêu hủy những chùm hoa bị sâu tấn công.
  • Nuôi dưỡng thiên địch của sâu đục quả: kiến sư tử, chim, bọ ngựa, nhện săn mồi,…
  • Cần phun phòng sâu đục quả giai đoạn trái từ 1 – 2 tháng tuổi bằng các hoạt chất: Spinosad, Pyriptoxyfen, Chlorantraniliprole,…
  • Bà con sử dung phân sinh học Wehg chiết xuất thảo mộc tự nhiên giúp ngăn ngừa sâu hại hiệu quả, an toàn cho cây và con người.

Điểm qua 7 loài côn trùng gây hại phổ biến trên sầu riêng giúp quý bà con hiểu rõ hơn về đặc điểm, thời điểm và biện pháp phòng ngừa cụ thể để giảm bớt phần nào nỗi lo khi dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó, khu vườn sầu riêng được khỏe mạnh và kiểm soát chặt chẽ hơn. Vinadurian kính chúc bà con sức khỏe và thành công.

 

Tác giả: Huyền Trang

Mọi thắc mắc về “7 Loại côn trùng gây hại phổ biến trên sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 882 249

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?

Chia sẻMancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc [...]

Giải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng

Chia sẻGiải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng Bệnh thối trái trên cây [...]

Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học

Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]

Nhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻNhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng Một trong những đối tượng được bà con [...]

Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻMọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng Mọt đục cành thuộc bộ Cánh cứng [...]

Biện Pháp Phòng Trị Vàng Lá Thối Rễ Cho Cây Sầu Riêng

Chia sẻBiện Pháp Phòng Trị Vàng Lá Thối Rễ Cho Cây Sầu Riêng Như các [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *