Vì Sao Người Trồng Sầu Riêng Sợ Nấm
Nghe tới nấm có lẽ sẽ là nổi ám ảnh rất nhiều người nông dân nói chung đặc biệt là người trồng sầu nói riêng bởi nấm bệnh tấn công ở tất cả các giai đoạn của cây từ cây non đến cây trưởng thành, từ quả non đến quả sắp thu hoạch và ngay cả khâu bảo quản sau thu hoạch.
Nấm luôn tồn tại với cây trồng xuyên suốt từ dạng bào tử đến trưởng thành có trong đất và trên các bộ phận của cây như rễ, thân, cành lá, quả. Có thể thấy nấm bệnh và cây trồng như đôi bạn nhưng không cùng tiến bởi lẽ một thành phần tiến thì thành phần còn lại sẽ lùi.
Tồn đọng qua nhiều năm nhưng chúng ta vẫn không thể nào loại bỏ ra khỏi hệ sinh thái nông nghiệp được vì đây là quy luật của hệ tuần hoàn sinh thái trái đất. Việc chúng ta cần làm là tăng sức đề kháng cho cây trồng và quản lí thật tốt môi trường xung quanh.
1. Vì sao người trồng sầu riêng sợ nấm
Bệnh do nấm thường được gọi dưới nhiều tên khác nhau tùy thuộc bộ phận bị hại và theo vùng miền như: Bệnh thối rễ, nứt thân, nứt quả, xì mủ, chảy nhựa, chảy gôm,…
Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao dễ nhiễm nấm Phytophthora, rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng, cây không phát triển và chết dần.
Trên thân, cành: nấm lây lan dần lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.
Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành màu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.
Trên quả: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.
2. Ảnh hưởng của nấm bệnh sầu riêng đến người tiêu dùng
Đây cũng là điều mà những người yêu thích sầu riêng lo lắng bởi vì khi mua khó có thể nhận biết sầu riêng bị nấm với vết bệnh nhỏ và chưa thể hiện ra bên ngoài. Đã có rất nhiều các vựa thậm chí còn không phát hiện ra nấm trái nên đã bán các loại sầu riêng nấm cho các tiểu thương thiếu kinh nghiệm dẫn đến hàng chưa bán ra đã bị hỏng rất nhiều dẫn đến tiền thì mất mà hàng thì đổ đống.
3. Biện pháp khắc phục
Để nâng cao chất lượng quả sầu riêng không bị nấm bệnh khi đến tay người tiêu dùng cần phải quản lí môi trường xung quanh và tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển như sử dụng các sản phẩm hữu cơ, các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường và con người đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến.
Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vi sinh để tăng cường sức đề kháng cho cây trồng chống lại các tác nhân do nấm bệnh gây ra như:
- Phân Bón Sinh Học WEHG – 100% Thảo Mộc Thiên Nhiên
- Chế Phẩm Chitosan Dạng Bột
- Phân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nông Nghiệp
- Phân Humic Mỹ Hữu Cơ 95% Acid Powder Dạng Bột
- Mật Rỉ Đường (Rỉ Đường, Mật Đường)
- Trichoderma – Nấm Đối Kháng Trong Nông Nghiệp (Bio-TC)
- Chế Phẩm Sinh Học EM-AG (EM Gốc Chuyên Dùng Trong Nông Nghiệp)
- Men Ủ Phân Cá Protease, Giảm Mùi Hôi Khi Ủ Phân Cá
- Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc (EM1) Dùng Cho Nông Nghiệp, Thủy Sản
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Ngọc Ánh
Mọi thắc mắc về bài viết “Vì sao người trồng sầu riêng sợ nấm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Quảng Cáo
Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Vi Sinh Forge S
Xạ khuẩn ở Forge sp sẽ phát triển ở rễ và tán lá cây trồng giúp định hình một...
https://tincay.comPhân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nô
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá
https://tincay.comĐạm Đậu Nành – Phân Hữu Cơ Thủy Phân Từ
Chuyên dưỡng trái, giúp trái căng tròn, nặng ký, không sượng, xơ, cháy.....
https://tincay.comBài viết liên quan
6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng
Chia sẻ6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa [...]
Th7
Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?
Chia sẻMancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc [...]
Th7
Giải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng
Chia sẻGiải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng Bệnh thối trái trên cây [...]
Th5
Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học
Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]
Th4
Nhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng
Chia sẻNhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng Một trong những đối tượng được bà con [...]
Th12
Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng
Chia sẻMọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng Mọt đục cành thuộc bộ Cánh cứng [...]
Th11