Chia sẻ

Nứt Thân Xì Mủ Trên Cây Sầu Riêng

Được mệnh danh là “King Fruit” – “Vua của các loại trái cây”, sầu riêng là cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế rất cao trong những năm gần đây, với mỗi hecta trồng sầu riêng có thể thu về cho nhà nông từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng.

Do lợi nhuận mang lại cao nên đa số nhà nông đều khai thác tối đa năng suất cây trồng, nên những năm gần đây dịch hại trên cây sầu riêng gây hại ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trong số dịch hại đó, bệnh hại do nấm Phytophthora sp. gây hại phổ biến và ngày càng khó phòng trị hơn. Nứt thân xì mủ là một trong những bệnh thường gặp nhất trên cây sầu riêng. Đặc biệt là các vườn sầu riêng bước vào thời kỳ kinh doanh rất dễ mắc bệnh.

Bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn. Bà con hãy cùng Vinadurian tìm hiểu về biểu hiện bệnh và cách phòng trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng.

Tác nhân và điều kiện phát triển bệnh nứt thân xì mủ

Nấm Phytophthora Sp
Nấm Phytophthora Sp

Tác nhân: Nấm Phytophthora sp

Giới: Chromista

Ngành: Oomycota

Lớp: Oomycetes

Bộ: Peronosporales

Họ: Pythiaceae

Giống (chi): Phytopthora

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công cây trồng.

Bào tử sống trong vùng ẩm ướt xung quanh gốc, trong mương tưới và có roi bơi. Mầm bệnh từ đây có thể lây lan lên cả cây thông qua nước tưới, côn trùng, nước mưa hay dụng cụ làm vườn…

  • Phytophthora có thể tạo ra những cấu trúc sinh tồn khác nhau trong tế bào vật chủ bị xâm nhiễm. Những cấu trúc này có thể chịu được điều kiện khô hạn. Chúng tồn tại trong những phần rễ chết hoặc trong đất. Và khi có sự kích thích hoặc điều kiện môi trường ẩm ướt, các cấu trúc này sẽ tạo ra những sợi nấm có thể xâm nhiễm trực tiếp vào rễ hoặc tạo ra những bào tử để phát tán.
  • Tùy thuộc vào loại chúng có thể tồn tại và sinh sản ở hình thức khác nhau. Phytophthora sinh sản bằng 3 hình thức chính. Hình thức sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
    • Sinh sản sinh dưỡng: Phytopthora tồn tại ở dạng bào tử ngủ (Chlamydospores). Đây là một dạng tồn tại trong điều kiện không thuận lợi của môi trường (khô/nóng). Khi gặp điều kiện ẩm ướt, chúng sẽ hình thành túi bào tử (Sporangium).
    • Sinh sản vô tính: Hình thức sinh sản bắt đầu ở dạng túi bào tử (Sporangium). Túi bào tử được phát tán bởi gió hoặc nước. Sự nảy mầm của bào tử có thể xảy ra theo 2 cách. Chúng nảy mầm trực tiếp ở nhiệt độ cao 20-30˚C (hình thành sợi nấm xâm lấn) hoặc nảy mầm gián tiếp ở nhiệt độ dưới 15˚C (phát tán bào tử động).
    • Sinh sản hữu tính: Sự kết hợp của các giao tử có sợi âm (oogonium) và sợi dương (antheridium) tạo ra loại bào tử dị hợp (oospores) hay còn gọi là bào tử noãn. Giống như Chlamydospores khi gặp điều kiện ẩm ướt chúng sẽ nảy mầm tạo túi bào tử (Sporangium).

Điều kiện phát triển

Nấm gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, mật độ cây trồng trong vườn quá dày, không thường xuyên tỉa cành tạo tán, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng.

Nấm bệnh cũng phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, thiếu hữu cơ, bị nén chặt, kém thoáng khí, pH thấp.

Vườn trồng chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, cây thiếu các chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện có nấm hại tấn công.

Ngoài ra, những vườn sầu riêng trồng thấp hơn so với vườn khác, nước mưa chảy tràn từ vườn trên xuống, tích tụ mầm bệnh vào đất nên khi bị ngập trong nước, sầu riêng sẽ rất dễ nhiễm bệnh.

Ở một số vườn cây mới trồng cũng gặp tình trạng nứt thân xì mủ vì nấm Phytopthora đã tồn tại sẵn trong nền đất cũ, nhà vườn khi trồng mới đã không cải tạo lại nền đất, không xử lý nấm bệnh trong đất trước khi trồng nên cây rất dễ mắc.

Những vườn sầu riêng đã già cỗi, khai thác nhiều năm nên sức đề kháng kém cũng rất dễ mắc bệnh.

Triệu chứng và tác hại của bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Ban đầu vết bệnh trên vỏ là những đốm màu nâu đen rỉ nhựa ướt, nặng dần bệnh làm nứt vỏ và chảy nhiều nhựa nâu đỏ.

Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành.

Cây sầu riêng bị bệnh sẽ không thể phát triển bình thường vì vỏ cây bị thối không thể đưa nước và dinh dưỡng lên trên. Cây sẽ còi cọc, kém phát triển, đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh do nấm khuẩn khác.  Trường hợp cây bị nặng sẽ chết.

Cách xử lý và phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ do nấm gây ra nên bệnh phát triển và lây lan nhanh nếu không kịp thời phát hiện và xử lý sớm.

  • Không để vườn rậm rạp, tạo thông thoáng, dọn sạch cỏ xung quanh gốc.
  • Không nên trồng xen với những cây mẫn cảm với bệnh như đu đủ, ca cao.
  • Phủ gốc để không làm tăng độ ẩm quá cao khi mưa dầm.
  • Sử dụng Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Vi Sinh Forge Sp: Xạ khuẩn ở Forge sp sẽ phát triển ở rễ và tán lá cây trồng giúp định hình một mối quan hệ mặt thiết với rễ, lá giúp cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển, đồng thời giúp kích thích rễ phát triển mạnh hơn từ đó tăng sức đề kháng cây trồng chống lại nấm.
  • Pha 5 g/bình 16 lít nước(50g/phuy 200 lít nước) phun tại vết bệnh phun ướt thân.
  • Sử dụng Trichoderma – Nấm Đối Kháng Trong Nông Nghiệp (Bio-TC) để phòng trừ nấm bệnh và tuyến trùng cho cây trồng: bón trực tiếp liều lượng 100-500g cho 100m2 tùy từng loại cây trồng.
  • Bón nhiều phân hữu cơ ủ hoai mục, xẻ rãnh thoát nước tốt.
  • Sản xuất phân hữu cơ, xử lý phân chuồng: Sử dụng 5kg mật rỉ + 2kg Trichoderma BIO-TC pha với nước sạch tưới đều lên 1 tấn nguyên liệu phân chuồng và phụ phế phẩm nông nghiệp (xác bã thực vật, vỏ cà phê, rơm rạ, lá cây,…) theo tỉ lệ 1:1 để đạt độ ẩm 50– 55%.
  • Đánh đống ủ cao 1 – 1.5m, che mưa nắng. Sau 15 ngày đảo trộn khối ủ một lần, tiếp tục ủ cho đến khi nhiệt độ khối ủ bằng với nhiệt độ môi trường bên ngoài, khi này phẩn hữu cơ đã chín và sẵn sàng để dùng, bà con dùng để bón cho cây.

Với thuốc trị là Agrifoss 400 nồng độ đậm đặc hoặc Đồng đỏ quét trực tiếp lên vết bệnh. Chỗ vết bệnh  lấy dao vạt hẵn lớp vỏ sát phần gỗ hoặc cạo sạch rồi bôi vào mới hiệu quả, với Agrifoss 400 da sẽ liền lại sau khi phục hồi, riêng đối với Đồng đỏ sẽ không liền da lại.

Sử Dụng Đồng Đỏ Trị Bệnh Cho Cây
Sử Dụng Đồng Đỏ Trị Bệnh Cho Cây

Ngoài ra nên bón cân đối giữa các nhóm phân trung – vi lượng và đa lượng, bổ sung các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh giúp đất thoáng, giữ nước tốt chobộ rễ phát triển giúp kháng lại nấm bệnh như:

Sử Dụng Trichoderma – Nấm Đối Kháng Trong Nông Nghiệp (Bio-Tc) Để Phòng Trừ Nấm Bệnh
Sử Dụng Trichoderma – Nấm Đối Kháng Trong Nông Nghiệp (Bio-Tc) Để Phòng Trừ Nấm Bệnh

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “Nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 –  0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học

Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]

Nhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻNhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng Một trong những đối tượng được bà con [...]

Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻMọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng Mọt đục cành thuộc bộ Cánh cứng [...]

Biện Pháp Phòng Trị Vàng Lá Thối Rễ Cho Cây Sầu Riêng

Chia sẻBiện Pháp Phòng Trị Vàng Lá Thối Rễ Cho Cây Sầu Riêng Như các [...]

Điều Kiện Phát Sinh Bệnh Vàng Lá Thối Rễ Trên Cây Sầu Riêng

Chia sẻĐiều Kiện Phát Sinh Bệnh Vàng lá Thối Rễ Trên Cây Sầu Riêng Bệnh [...]

3 Nhóm Hoạt Chất Phòng Trừ Rầy Xanh Hiệu Quả

Chia sẻ3 Nhóm Hoạt Chất Phòng Trừ Rầy Xanh Hiệu Quả Vụ mùa sầu riêng [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *