Chia sẻ

Mối Liên Hệ Giữa Đạm Cá – Đạm Đậu Nành – Amino Axit

Đối với sinh vật nói chung và cây trồng nói  riêng, Nitơ có vai trò sinh lí đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến các hoạt động sinh lí của cây. Nitơ là nguyên tố đặc thù của protein mà protein lại có vai trò rất quan trọng đối với cây.

Mối Liên Hệ Giữa Đạm Cá – Đạm Đậu Nành – Amino Axit
Mối Liên Hệ Giữa Đạm Cá – Đạm Đậu Nành – Amino Axit

Protein là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc nên hệ thống nguyên sinh chất trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học, các cơ quan trong tế bào…

Protein là thành phần bắt buộc của các enzim. Một enzim có hai thành phần cấu thành : phân tử protein (apoenzim) và nhóm hoạt động (coenzim).

1. Nguyên tố Nitơ vừa có vai trò cấu trúc và vừa có vai trò chức năng

Nitơ có trong thành phần của axit nucleic (ADN và ARN)

Ngoài chức năng duy trì và truyền thông tin di truyền, axit nucleic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp protein, sự phân chia và sinh trưởng của tế bào.

Nitơ là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục

Mỗi phân tử diệp lục có 4 nguyên tử Nitơ, nên hàm lượng Nitơ trong lá rất cao. Diệp lục là tác nhân quyết định việc hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học trong hoạt động quang hợp của cây, tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho sự sông của các sinh vật trên trái đất.

Nitơ là thành phần của một số phitohocmon như auxin và xytokinin: Đây là hai hocmon quan trọng nhất trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và của cây.

Nitơ tham gia vào thành phần của ADP và ATP: có vai trò quan trọng trong sự trao đổi năng lượng trong cây đặc biệt trong quá trình quang hợp và hô hấp…

Nitơ tham gia vào thành phần của hợp chất phitochrom: có nhiệm vụ diều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kì, sự nảy mầm, tính hướng quang…

Vì vậy, cây rất nhạy cảm với phân đạm. Phản ứng trước tiên khi bón phân đạm là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng nhanh về chiểu cao, diện tích lá, đẻ nhánh nhiều, tăng sinh khối nhanh vì Nitơ nhanh chóng đi vào thành phần của protein, axit nucleic, diệp lục và phitohocmon.

Cây tăng cường trao đổi chất và năng lượng vì nó tham gia vào hình thành các enzim, hệ thống ADP, ATP và axit nucleic. Đồng thời, các hoạt động sinh lí cũng được xúc tiến như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng… và kết quả cuối cùng là năng suất cây trồng tăng.

2. Các dạng Nitơ tồn tại trong tự nhiên

Nitơ trong tự nhiên tồn tại dưới ba dạng: Nitơ hữu cơ, Nitơ vô cơ và Nitơ ở dạng tự do (N2) trong khí quyển. Cây hút chủ yếu Nitơ vô cơ, còn dạng N2 trong khí quyển thì cây không đồng hóa trực tiếp được mà phải nhò sự cố định cua các Vi sinh vật trong đất.

Dạng nitơ vô cơ chủ yếu mà cây đồng hóa là nitrat (NO3) và amon (NH4+) tuy nhiên các dạng phân bón này được sản xuất theo phương pháp hóa học dễ gây chua đất (làm giảm pH đất). Đất thường có dấu hiệu chai cứng sau một thời gian trồng trọt, dẫn tới mất dần khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến các vi sinh vật đất, giun đất cây trồng, dẫn tới cây trồng có dấu hiệu kém phát triển hơn so với thời gian đầu.

Quá trình khử nitrat và sự cố định nitơ phân tử cuối cùng dẫn đến hình thành NH4+ và NH4+ cũng được cây hấp thu trực tiếp từ đất.

Khác với NO3, NH4+ tích lũy nhiều trong cây sẽ gây độc gọi là độc amon. Do đó cây phải đồng hóa tiếp tục bằng các con đường chuyển nó vào các hợp chất hữu cơ như các axit amin, amit và protein.

3. Mối liên hệ giữa đạm cá – đạm đậu nành – amino axit

Cá là một nguồn nguyên liệu giàu protein, cứ 100g thịt cá cung cấp tới 26g chất đạm đối với cá hồi và 20g chất đạm đối với cá rô phi. Đậu nành là một trong những nguồn protein thực vật tốt nhất. Trong 172 gram đậu nành luộc có khoảng 29 gram protein. Giá trị dinh dưỡng protein của đậu nành là tốt, nhưng chất lượng không hoàn toàn cao như protein động vật.

Cấu Tạo Hóa Học Của Amino Axit
Cấu Tạo Hóa Học Của Amino Axit

Protein (đạm) là một hợp chất đại phân tử được tạo thành từ rất nhiều các đơn phân là các amino axít. Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptide (gọi là chuỗi polypeptide).

Amino axít được cấu tạo bởi ba thành phần: một là nhóm amine (-NH2), hai là nhóm carboxyl (-COOH) và cuối cùng là nguyên tử cacbon trung tâm đính với 1 nguyên tử Hydro và nhóm biến đổi (R) quyết định tính chất của amino axít.

Protein => Chuỗi polypeptide => Amino axít

Quá trình phân giải protein thường được xúc tác bởi các enzyme tế bào được gọi là protease => có khả năng cắt mối liên kết peptide (-CO~NH-) trong các phân tử polypeptide, protein và một số cơ chất khác tương tự thành các amino acid tự do hoặc các peptide phân tử thấp.

Hiện nay bà con đã và đang chuyển dần sang sử dụng các dạng đạm hữu cơ (ở dạng amino axít) để giảm thiểu các hạn chế mà phân vô cơ gây ra cho đất trồng, một sản phẩm được bà con tin dùng khoảng vài năm trở lại đây là đạm cá, đạm đậu nành.

Chú 11 Tại Hậu Giang Sử Dụng Đạm Cá Cho Cây Sầu Riêng Con
Chú 11 Tại Hậu Giang Sử Dụng Đạm Cá Cho Cây Sầu Riêng Con

Như vậy, khi bà con sử dụng các sản phẩm như đạm cá, đạm đậu nành hay amino axit thực chất đều là quá trình cung cấp Nitơ cho cây trồng dưới dạng đạm hữu cơ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cung cấp đạm hữu cơ cho cây trồng có phối thêm các nguyên tố trung vi lượng khác chủ yếu ở dạng phân bón lá như: Amino kẽm, amino canxi bo, amino combi, amino kali,…

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “Mối liên hệ giữa đạm cá – đạm đậu nành – Amino axit”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Nghề Gõ Sầu Riêng Kiến Tiền Triệu Mỗi Ngày

Chia sẻNghề Gõ Sầu Riêng Kiếm Tiền Triệu Mỗi Ngày Và Những Góc Khuất Sầu [...]

Sầu Riêng Black Thorn – Thị Hiếu Nâng Tầm Giá Trị

Chia sẻSầu Riêng Black Thorn – Thị Hiếu Nâng Tầm Giá Trị Sầu riêng không [...]

Đặc Điểm Sầu Riêng Monthong

Chia sẻĐặc Điểm Sầu Riêng Monthong Nhắc đến sầu riêng, không ai có thể bỏ [...]

Độc Lạ Sầu Riêng Chuồng Bò

Chia sẻĐộc Lạ Sầu Riêng Chuồng Bò Chắc hẳn nhiều người cũng rất ấn tượng [...]

Đặc Điểm Sầu Riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (Chín Hóa)

Chia sẻĐặc Điểm Sầu Riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (Chín Hóa) Sầu riêng “Chín [...]

Thực Hư Cách Trồng Sầu Riêng 2-3 Cây Một Gốc

Chia sẻThực Hư Cách Trồng Sầu Riêng 2-3 Cây Một Gốc Cây sầu riêng là [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *