Chia sẻ

3 Nhóm Hoạt Chất Phòng Trừ Rầy Xanh Hiệu Quả

Vụ mùa sầu riêng 2023-2024 đang đến gần đây cũng là lúc bà con đang gấp rút chuẩn bị và chăm các cơi lá thật tốt. Để có được một cơi lá phải trải qua giai đoạn nhú mũi giáo và đối tượng gây hại được các bà con quan tâm nhiều trong giai đoạn này là rầy xanh. Vậy phòng trừ rầy xanh hiệu quả cho sầu riêng bằng cách nào bà con hãy cùng Vindurian tìm hiểu ngay sau đây.

3 Nhom Hoat Chat Phong Tru Ray Xanh Hieu Qua 01

1. Đặc điểm hình thái của rầy xanh

Rầy trưởng thành có chiều dài thân từ 2 – 4 mm, thân màu xanh lá mạ non, cánh trong mờ màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.

Vòng đời ngắn trong khoảng 18 – 21 ngày, trứng được đẻ bên trong lá non vừa nhú mũi giáo khoảng 1cm. Con cái trưởng thành đẻ trung bình 22 – 28 trứng/con, sau 3 – 4 ngày trứng nở thành rầy non với tỷ lệ trên 95%, số lượng rầy trong vườn gia tăng nhanh nên dễ phát sinh thành dịch gây hại đọt non sầu riêng.

Bà con có thể tham khảo thêm về đặc điểm của rầy xanh qua bài viết: https://tincay.com/ray-xanh-va-ray-phan-trang-gay-hai-tren-cay-sau-rieng/

2. Mức độ gây hại

Mức độ gây hại mạnh nhất của rầy xanh tập trung ở các lứa rầy non từ 7-15 ngày tuổi. Thời điểm giao mùa giữa mùa nắng chuyển sang mùa mưa hay ngày nắng và ngày mưa xen kẽ nhau là lúc rầy hoạt động với số lượng nhiều nhất. Nếu không có biện pháp phòng trừ sớm thì lứa rầy sau nhiều hơn lứa trước rất nhiều.

Rầy xanh có rất nhiều cây ký chủ phụ như: xoài, đu đủ, ổi, quất, cỏ dại, đậu phộng… đây là các loại cây trồng bà con hay trồng xen trong vườn của sầu riêng của mình nên chúng dễ trú ẩn và lưu tồn.

Rầy xanh trưởng thành thường trú ẩn ở những cây ký chủ phụ xung quanh vườn sầu riêng, khi sầu riêng ra đọt non thì rầy xanh mới tìm đến đẻ trứng vào bên trong các đọt non đang nhú mũi giáo, sau đó trứng nở thành rầy non và gây hại bên trong phiến lá, nếu mật số cao thì lá non sẽ rụng trước khi nở lá.

Vết Bệnh Gây Hại Của Rầy Xanh Trên Lá Sầu Riêng
Vết Bệnh Gây Hại Của Rầy Xanh Trên Lá Sầu Riêng

3. Các hoạt chất phòng trừ rầy xanh gây hại

Bà con cần chủ động phòng rầy xanh vì độ ẩm trong vườn ở mỗi vị trái sẽ khác nhau như: các cây phía ngoài nhận được nhiều ánh sáng hơn nên độ ẩm sẽ thấp hơn các cây ở giữa vườn. Trong cùng một cây độ già cơi lá cũng sẽ không đều, nếu như các cơi lá phía dưới đang lụa già thì các cơi lá phần trên ngọn đã bắt đầu nhú mũi giáo mới. Như vậy khoảng 5-7 ngày sau lại có lứa rầy mới tiếp tục gây hại.

Các hoạt chất phòng trừ rầy xanh hiện nay gồm 3 nhóm như:

  • Nhóm: Neonicotinoid
    • Imidacloprid
    • Acetamiprid
    • Thiamethoxam
    • Dinofefuran
    • Nitenpyram
    • Clothianidin
  • Nhóm: Pyridine azomethines
    • Pymetrozine
    • Flonicamid
  • Nhóm: Điều hòa sinh trưởng
    • Buprofezin

4. Những lưu ý khi phòng trừ rầy xanh

Ngoài việc chọn đúng thuốc thì lượng nước phun trên cây cũng hết sức quan trọng mà bà con ít quan tâm, thường bà con chỉ chú ý việc tăng liều khi pha thuốc, có khi tăng gấp 2-3 lần so khuyến cáo nhưng các dạng thuốc này chủ yếu tác động ở dạng tiếp xúc và vị độc. Dẫn đến liều thì mạnh nhưng do lượng nước ít nên khi phun thuốc không đủ để tiếp xúc, phủ đều trên bề mặt lá nơi rầy xanh gây hại hay trú ẩn, kết quả chỉ diệt được một số ít rầy xanh nhưng tăng tính kháng thuốc của rầy cao hơn.

Các Sản Phẩm Phòng - Trị Rầy Xanh Hiện Nay
Các Sản Phẩm Phòng – Trị Rầy Xanh Hiện Nay

Tính kháng thuốc cao vì vậy cần phải luân phiên các hoạt chất phòng trừ rầy ở các nhóm khác nhau, không luân phiên các hoạt chất trong cùng một nhóm.

Một sai lầm mà bà con hay mắc phải là không đọc kỹ thông tin thành phần hoạt chất mà chỉ quan tâm tên sản phẩm, nên mặc dù luân phiên rất nhiều sản phẩm nhưng cùng một hoạt chất nên hiệu quả phòng trừ không được cao.

Thời điểm phun có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa rầy xanh trên cây sầu riêng, khi lá vừa mở bà con đã thấy các vết chích trên đường gân lá thì lúc này phun thuốc không còn hiệu quả do đó công tác phòng rất quan trọng nên phun phòng 7 – 10 ngày/lần.

Đối với hoạt chất Buprofezin có tác dụng chống lột xác từ ấu trùng thành con trưởng thành và làm ung trứng rầy xanh vì vậy có thể luân phiên với các hoạt chất như: Imidacloprid, Nitenpyram, Pymetrozine,…

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “3 Nhóm hoạt chất phòng trừ rầy xanh hiệu quả”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng

Chia sẻ6 Hoạt Chất Phổ Biến Nhất Để Phòng Trị Bệnh Trên Sầu Riêng Mùa [...]

Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?

Chia sẻMancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc [...]

Giải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng

Chia sẻGiải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng Bệnh thối trái trên cây [...]

Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học

Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]

Nhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻNhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng Một trong những đối tượng được bà con [...]

Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻMọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng Mọt đục cành thuộc bộ Cánh cứng [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *