Chiếu Xạ Nông Sản Và Những Vấn Đề Cần Biết
Chiếu xạ nông sản là gì? Lợi ích của phương pháp chiếu xạ?
Chiếu xạ nông sản là ứng dụng bức xạ ion vào nông sản (chiếu tia bức xạ ion hóa lên nông sản), bằng cách này ta có thể loại bỏ các mầm bệnh, vi khuẩn, vi sinh vật bám trên vỏ nông sản, cũng như sâu bọ, côn trùng, làm chậm quá trình chín (đối với trái cây) và ức chế sự nảy mầm (đối với các loại củ).
Từ đó tăng khả năng an toàn, kéo dài thời gian sử dụng và bảo quản nông sản. Phương pháp này tương tự như tiệt trùng sữa và đồ hộp trái cây, rau quả.
Các nguồn bức xạ được sử dụng để chiếu xạ thực phẩm, nông sản điều được Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm. Ở Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên trách. Nông sản, thực phẩm đã trải qua quá trình chiếu xạ cần được dán nhãn “Radura”.
Nông sản đã qua xử lý chiếu xạ có thật sự an toàn?
Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng có nhận thức khá tiêu cực về các sản phẩm thực phẩm, nông sản được xử lý chiếu xạ. Họ quan ngại về phần dư phóng xạ còn sót lại sau khi chiếu trong sản phẩm. Vậy câu hỏi được đặt ra: “Nông sản, thực phẩm được xử lý chiếu xạ có thật sự an toàn không” ?
Câu trả lời là “Có”. Các sản phẩm nông sản, thực phẩm đã qua quá trình chiếu xạ đều an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã tiến hành kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn của các sản phẩm này qua hàng chục năm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng đã xác nhận tính an toàn của các thực phẩm, nông sản chiếu xạ. Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới cũng đã công nhận thực phẩm, nông sản chiếu xạ.
Công nghệ chiếu xạ nông sản tại Việt Nam
Phương pháp chiếu xạ thực phẩm, nông sản ở Việt Nam chưa được ứng dụng đại trà do thị trường nội địa gần như không có nhu cầu. Hầu hết, các công ty, cơ sở chiếu xạ ra đời nhằm mục đích phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Chiếu xạ nông sản xuất khẩu đã trở nên bắt buộc ở nhiều nước, điển hình như Mỹ, Úc và New Zealand sử phương pháp này để đảm bảo an toàn cho các sản phẩm nông sản nhập khẩu.
Việt Nam đã ứng dụng công nghệ xử lý chiếu xạ lên nhãn, xoài và vải trước khi xuất khẩu đến thị trường Úc, Mỹ. Trong những năm tới, những mặt hàng trái cây chủ lực như: thanh long, sầu riêng, xoài, bưởi,…cũng sẽ được áp dụng công nghệ xử lí chiếu xạ để xuất khẩu đến các thị trường yêu cầu kiểm định thực phẩm khắt khe.
Phương pháp xử lý chiếu xạ nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã được công nhận đủ tiêu chuẩn và năng lực phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn chưa có các nghiên cứu cụ thể đưa ra yêu cầu, tiêu chuẩn riêng trên mỗi mặt hàng nông sản, vì vậy chúng ta vẫn vựa theo tiêu chuẩn của các nước phát triển.
Mặt khác, các vấn đề như cơ sở vật chất, trang thiết còn bị hạn chế và hiện nay, Việt Nam chỉ có ba cơ sở chiếu xạ. Hai cơ sở chiếu xạ ở miền Nam và một cơ sở chiếu xạ ở miền Bắc. Nhưng chỉ có hai cơ sở chiếu xạ ở miền Nam được Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) kiểm định và cấp phép đó là Công ty Cổ phần Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn (TP.HCM) và Công ty TNHH Chiếu xạ Toàn Phát (Long An).
Mỗi năm công ty Sơn Sơn hay Toàn Phát phải bỏ ra 340.000 – 350.000 USD để mời các chuyên gia của APHIS đến kiểm định cơ sở vật chất và xem xét có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như hồ sơ đã đăng kí hay không. Với khoản chi phí này rất khó để Trung tâm chiếu xạ Hà Nội có thể chi trả cho việc mời các chuyên gia của APHIS.
Điều này gây khó khăn khi các vùng sản xuất nông sản trọng điểm ở miền Bắc muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải vận chuyển sản phẩm vào trong Nam để xử lý chiếu xạ. Do vậy, chi phí và thời gian vận chuyển cao hơn, dẫn tới việc thương lái hạ giá mua tại vườn của người dân.
Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến một vấn đề đó là số lượng nông sản cho mỗi lần chiếu xạ, ở Hà Nội mỗi lần chiếu xạ, số lượng sản phẩm quá ít, do đó chi phí chiếu xạ sẽ cao. Trong khi, ở miền Nam mùa màng quanh năm và sản lượng nông sản lớn, chi phí chiếu xạ sẽ rẻ hơn.
Khó khăn ở đây có thể thấy được không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc vào nông nghiệp, làm thế nào để vừa có đủ sản lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu,..
Tác giả: Thanh Thảo
Mọi thắc mắc về “Chiếu xạ nông sản và những điều cần biết”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 882 249 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Quảng Cáo
Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Vi Sinh Forge S
Xạ khuẩn ở Forge sp sẽ phát triển ở rễ và tán lá cây trồng giúp định hình một...
https://tincay.comPhân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nô
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá
https://tincay.comĐạm Đậu Nành – Phân Hữu Cơ Thủy Phân Từ
Chuyên dưỡng trái, giúp trái căng tròn, nặng ký, không sượng, xơ, cháy.....
https://tincay.comBài viết liên quan
Nghề Gõ Sầu Riêng Kiến Tiền Triệu Mỗi Ngày
Chia sẻNghề Gõ Sầu Riêng Kiếm Tiền Triệu Mỗi Ngày Và Những Góc Khuất Sầu [...]
Th5
Sầu Riêng Black Thorn – Thị Hiếu Nâng Tầm Giá Trị
Chia sẻSầu Riêng Black Thorn – Thị Hiếu Nâng Tầm Giá Trị Sầu riêng không [...]
Th11
Đặc Điểm Sầu Riêng Monthong
Chia sẻĐặc Điểm Sầu Riêng Monthong Nhắc đến sầu riêng, không ai có thể bỏ [...]
Th11
Độc Lạ Sầu Riêng Chuồng Bò
Chia sẻĐộc Lạ Sầu Riêng Chuồng Bò Chắc hẳn nhiều người cũng rất ấn tượng [...]
Th10
Đặc Điểm Sầu Riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (Chín Hóa)
Chia sẻĐặc Điểm Sầu Riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (Chín Hóa) Sầu riêng “Chín [...]
Th10
Thực Hư Cách Trồng Sầu Riêng 2-3 Cây Một Gốc
Chia sẻThực Hư Cách Trồng Sầu Riêng 2-3 Cây Một Gốc Cây sầu riêng là [...]
Th10