Biện Pháp Khắc Phục Sau Khi Cây Bị Ngập Lụt
Đối với thời tiết nước ta thời điểm từ cuối tháng 7 đầu tháng 8 đến tháng 12 là quãng thời gian thường gặp phải hiện tượng mưa lũ, đây là một điều khó khăn đối với các hộ làm làm vườn. Đối với những khu vực có địa hình thấp, tình trạng mưa lớn kéo dài thì tình trạng ngập úng nguy cơ xảy ra rất là cao. Vậy cần phải sử dụng kết hợp song song giữ các biện pháp cơ giới và lý hóa để hạn chế thiệt hại sau ngập úng cho cây trồng.
1. Biện pháp cơ giới
Khi vườn cây bị ngập úng cần tiến hành đào rãnh ngay, sớm khơi thông dòng chảy, bơm hút nước nhanh ra khỏi líp, vườn cây.
Đối với các vườn đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá vỡ lớp váng, lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, giúp cây sớm cải tạo lại bộ rễ.
Dọn dẹp tàn dư các cây bị ngã gãy, cắt tỉ các cành quá yếu và các cành tăm để tạo sự thông thoáng trong khu vườn đồng thời tập trung dinh dưỡng để nuôi các cành khỏe mạnh còn lại.
- Với các cây bị gẫy một số cành: Cắt bằng các đầu cành bị gãy, xử lý nước vôi trong lên vết cắt và thân gốc cây. Khi cây phát triển lại bình thường, có thể ghép cải tạo bằng nguồn giống tiến bộ hơn.
- Với các cây bị đổ ngã còn một phần rễ bám chắc sâu trong đất: cần khơi đất làm lỏng các đầu rễ, đồng thời cắt tỉa bớt các cành lá và tiến hàng dựng lại. Dùng cọc chống níu giữ cho cây thẳng.
Quan sát chú ý theo dõi sát các biểu hiện trên cây trồng để theo dõi sớm phát hiện ra các loại sâu bệnh hại tấn công để có phương pháp phòng chữa kịp thời.
2. Biện pháp lý hóa
Tiến hành quét vôi quanh thân cây, độ cao khoảng 0.5-1.5m (tùy theo tuổi cây) tính từ mặt đất để tránh sự xâm nhiễm của các loại nấm bệnh.
Khi cây trồng đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục => tuyệt đối không được bón phân. Lúc này cây không hấp thu được, lãng phí phân và phản tác dụng.
- Nếu bón đạm khi cây chưa hồi phục, cây rễ bị nứt quả, rụng quả.
- Nếu bón phân hữu cơ như: phân chuồng, phân rác, phân xanh… cần nhiều oxy để phân giải sẽ gây yếm khí đất, rễ cây chậm phục hồi.
Chính vì vậy cần sử dụng các sản phẩm để kích thích ra rễ và phân bón lá cho cây để giúp cây nhanh chóng phục hồi. Sau đó mới sử dụng các loại phân bón gốc cung cấp cho cây.
- Sử dụng một số sản phẩm kích thích ra rễ như: Phân Humic Mỹ Hữu Cơ 95% Acid Powder Dạng Bột => giúp kích thích cây ra rễ, để cho bộ rễ nhanh phục hồi và các rễ phụ, rễ con có thể mọc phát triển giúp cây hút các chất dinh dưỡng cho cây để nhanh phục hồi cây.
Tham khảo sản phẩm:
- Phân Bón Sinh Học WEHG – 100% Thảo Mộc Thiên Nhiên
- Chế Phẩm Chitosan Dạng Bột
- Phân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nông Nghiệp
- Phân Humic Mỹ Hữu Cơ 95% Acid Powder Dạng Bột
- Mật Rỉ Đường (Rỉ Đường, Mật Đường)
- Trichoderma – Nấm Đối Kháng Trong Nông Nghiệp (Bio-TC)
- Chế Phẩm Sinh Học EM-AG (EM Gốc Chuyên Dùng Trong Nông Nghiệp)
- Men Ủ Phân Cá Protease, Giảm Mùi Hôi Khi Ủ Phân Cá
- Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc (EM1) Dùng Cho Nông Nghiệp, Thủy Sản
Sau khi bộ rễ của cây được phục hồi và các rễ con đang ra cần sử dụng các dạng phân bón qua lá cho cây, giúp cây có thể phục hồi nhanh chóng và phát triển toàn diện cây.
- Sử dụng phân bón sinh học WEHG phun qua lá với tần suất: trong 2 lần đầu tiên 15-20 ngày/lần, các lần tiếp theo từ 1-2 tháng/lần (liều pha: 1lít WEHG + 100-150 lít nước) => giúp cây trồng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giảm stress trên cây trồng, giúp cây hồi phục nhanh chóng và hiệu quả rất tốt.
- Kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma rải xung quanh tán cây phòng trừ nấm bệnh và tuyến trùng (bón trực tiếp liều lượng 100-500g cho 100m2).
- Sử dụng phân bón hóa học cũng là giải pháp giúp cây nhanh phục hồi, tuy nhiên nên sử dụng bón có hàm lượng lân cao như NPK10-55-10 để kích rễ cho cây giúp cây nhanh phục hồi.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Ngọc Ánh
Mọi thắc mắc về bài viết “Biện pháp khắc phục sau khi cây bị ngập lụt”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Quảng Cáo
Máy Cắt Cỏ 4 Thì Honda UMK435T U2ST
Máy cắt cỏ Honda UMK435T với động cơ 4 thì mạnh mẽ, thân thiện với môi trường. M
https://tincay.comPhân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nô
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá
https://tincay.comPhân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Bio-EMZ
BIO-EMZ là sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học, được phát triển để hỗ trợ bà con
https://tincay.comBài viết liên quan
Xử Lý Paclo Và Phun Tạo Mầm Cho Sầu Riêng Nghịch Vụ
Chia sẻXử Lý Paclo Và Phun Tạo Mầm Cho Sầu Riêng Nghịch Vụ Sau khi [...]
Th9
Sử Dụng Paclo Cho Sầu Riêng Nghịch Vụ
Chia sẻSử Dụng Paclo Cho Sầu Riêng Nghịch Vụ 1. Paclo là gì? Paclo (Paclobutrazol) [...]
Th9
Dùng Nấm Đối Kháng Trichoderma Và Chế Phẩm Vi Sinh EM1 Xử Lý Đất Sau Ngập
Chia sẻDùng Nấm Đối Kháng Trichoderma Và Chế Phẩm Vi Sinh EM1 Xử Lý Đất [...]
Th8
3 Lưu ý Khi Chuẩn Bị Trồng Sầu Riêng
Chia sẻ3 Lưu ý Khi Chuẩn Bị Trồng Sầu Riêng 1. Chuẩn bị hố trồng [...]
Th7
Sầu Riêng Gốc Nhớt Và Gốc Gỗ
Chia sẻSầu Riêng Gốc Nhớt Và Gốc Gỗ 1. Định nghĩa sầu riêng gốc nhớt [...]
Th7
“Mắt Cua” Mà “Mắc Cỡ” Thì “Mắc Nợ”
Chia sẻ“Mắt Cua” Mà “Mắc Cỡ” Thì “Mắc Nợ” Trồng sầu riêng bà con nông [...]
Th5