Chia sẻ

8 Loại Bệnh Hại Phổ Biến Trên Sầu Riêng

Ngoài những tác nhân côn trùng gây hại thì bệnh hại cũng là nỗi lo đối với nhà vườn canh tác sầu riêng cũng như các loại cây trồng khác. Thông thường chúng sẽ cộng sinh với nhau mà phát triển gây hại. Chính vì thế, nhà vườn cần hiểu rõ những tác nhân này để có những biện pháp phòng và trị đúng lúc, kịp thời.

STTBệnh gây hạiTác nhân/Tên khoa họcBộ phận gây hạiThời điểm,
giai đoạn gây hại
Mức độ gây hại
1Bệnh thán thưColletotrichum gloeosporioidesLá, quảMùa mưa +++
2Bệnh xì mủ,
chảy nhựa thân
Phytophthora palmivoraThân, rễMùa mưa ++
3Bệnh nấm hồngCorticium samonicolorCànhMùa mưa ++
4Bệnh thối rễPythium vexanRễMùa mưa +
5bệnh cháy lá, chết ngọnRhizoctinia sp.Lá, đọt nonMùa mưa +
6Bệnh thối hoaFusarium sp.HoaMùa mưa+
7Bệnh thối quảPhytophthora palmivoraQuảMùa mưa ++
8Bệnh đốm rongCephaleuros virescensLá, cànhQuanh năm ++

Sơ lược về tác nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

1. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides)

Tác nhân và triệu chứng gây hại

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Vết bệnh ban đầu ở rìa mép lá sau đó lan dần vào trong, tạo thành những vòng đồng tâm, đó chính là những túi bào tử của nấm ký sinh.

Bệnh Thán Thư - 8 Loại Bệnh Hại Phổ Biến Trên Sầu Riêng (Nguồn: Internet)
Bệnh Thán Thư – 8 Loại Bệnh Hại Phổ Biến Trên Sầu Riêng (Nguồn: Internet)

Vết bệnh tạo thành những vòng đồng tâm do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra

Những cây kém phát triển dễ bị nấm bệnh tấn công, đặc biệt là vào mùa mưa khi ẩm độ không khí tăng kèm theo mật độ trồng dày sẽ dễ phát sinh nấm gây hại.

Biện pháp phòng ngừa

  • Thường xuyên thăm vườn.
  • Cắt tỉa những cành bị bệnh để tạo thông thoáng, tránh lây nhiễm.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cây bằng cách cung cấp hợp lý phân hữu cơ, phân sinh học và hóa học.
  • Phòng ngừa bệnh thán thư bằng các hoạt chất: Propineb, Mancozeb, Azoxystrobin, Pyraclostrobin,…sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo và đảm bảo thời gian cách ly.

2. Bệnh xì mủ, chảy nhựa thân (Phytophthora palmivora)

Tác nhân và triệu chứng gây hại

Do nấm Phytophthora palmivora dẫn đến bệnh xì mủ hay chảy nhựa thân.

Bất kể bộ phận nào của cây cũng đều có thể bị nấm tấn công gồm: rễ, thân, cành, lá và quả.

  • Vùng rễ: Khi bị nấm tấn công các rễ non sẽ bị đen và thối nhũn dẫn đến không hút được nước, dinh dưỡng sẽ làm cây phát triển chậm. Vết bệnh sau đó lan dần đến vùng rễ lớn, đến gốc thân rồi lên phần thân làm chảy nhựa. Rễ vì không hút được dưỡng chất nuôi cây nên bộ lá sẽ chuyển vàng rụng dần và chết cây.
  • Trên thân và cành: Vết bệnh sẽ có nước rỉ ra, có màu nâu sẫm khác với màu vỏ cây khỏe mạnh. Từ từ phần vết bệnh sẽ có dấu hiệu chảy nhựa trên bề mặt vỏ cây.
  • Trên lá: Nấm tấn công trên lá làm xuất hiện vết bệnh màu đen nâu, lá bị nhũn rồi khô dần, lây lan nhanh và rụng dần sau vài ngày.
  • Trên quả: Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển thành mảng lớn, loang lỗ trên phần vỏ quả. Đến khi trái lớn vết bệnh sẽ nứt ra, phần thịt bên trong sẽ bị thối.
Nấm Phytophthora Palmivora Dẫn Đến Bệnh Xì Mủ Hay Chảy Nhựa Thân
Nấm Phytophthora Palmivora Dẫn Đến Bệnh Xì Mủ Hay Chảy Nhựa Thân

Biện pháp phòng ngừa

  • Thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa những cành nhánh bị sâu bệnh hại tấn công, đem tiêu hủy, tránh tồn trữ ở kênh, mương làm lây lan mầm bệnh.
  • Bón phân theo quy tắc 4 đúng: Đúng lúc, đúng cách, đúng phân bón, đúng liều lượng. Bà con nên bón nhiều phân hữu cơ như: đạm cá, humic, wehg, đạm đậu nành, phân chuồng hoai,…kết hợp vi sinh vật đối kháng như nấm Trichoderma, Streptomyces để tăng cường sức đề kháng cho cây.
  • Xử lý vết bệnh bằng cách cạo sạch phần vỏ đang bị chảy nhựa xì mủ, sau đó sử dụng Mancozeb + Agrifos + thuốc sâu rầy bôi trực tiếp lên vết bệnh nhiều lần, nó sẽ khô lại.
  • Khi bệnh xuất hiện trên lá và quả có thể xử lý bằng các hoạt chất như: Mancozeb + Metalaxyl, Phosphorous acid, Dimethomorph, phun theo liều lượng khuyến cáo và nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

3. Bệnh nấm hồng (Corticium samonicolor)

Tác nhân và triệu chứng gây hại

Loài nấm Corticium samonicolor gây hại nặng trên bề mặt lá, ngay cháng 2 hoặc cháng 3 của cành. Nấm xâm nhập ban đầu có lớp tơ màu trắng đục sau đó chuyển thành màu hồng nhạt ngày càng lan rộng trên bề mặt lá hoặc vỏ cây. Nấm sẽ hút dinh dưỡng ở lá và vỏ cây sẽ làm lá cây bị rụng, còn phần cành sẽ chết khô.

Nấm Corticium Samonicolor Gây Hại Nặng Trên Thân, Cành Sầu Riêng (Nguồn: Internet)
Nấm Corticium Samonicolor Gây Hại Nặng Trên Thân, Cành Sầu Riêng (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng ngừa

  • Đảm bảo mật độ trồng thích hợp để vườn cây được thông thoáng.
  • Cân bằng phân bón hóa học và phân hữu cơ để cây có sức đề kháng tốt sẽ giảm được nấm bệnh tấn công.
  • Phun phòng ngừa bằng các loại thuốc hóa học chứa các hoạt chất: Zineb, Validamycin, Hexaconazole, các thuốc gốc đồng,..

4. Bệnh thối rễ (Pythium vexan)

Tác nhân và triệu chứng gây hại

Ngoài bệnh do nấm Pythium vexan tấn công thì loài Phytophthora palmivora cũng gây thối rễ trên sầu riêng. Nấm tấn công ở vùng rễ bao gồm cả rễ tơ và rễ cái, phần chóp rễ sẽ bị thối đen dẫn đến không hút được nước và dinh dưỡng, cây dần dần suy kiệt và chết.

Bệnh Cháy Lá, Thối Rễ Sẽ Làm Cây Suy Kiệt Và Chết Khô
Bệnh Cháy Lá, Thối Rễ Sẽ Làm Cây Suy Kiệt Và Chết Khô

Biện pháp phòng ngừa

  • Rải vôi xung quanh tán cây.
  • Phòng ngừa bằng phân sinh học wehg, nấm trichoderma định kì.

5. Bệnh cháy lá, chết ngọn (Rhizoctinia sp.)

Tác nhân và triệu chứng gây hại

Nấm Rhizoctinia sp. tấn công trước hết là phần rìa mép lá từ những đốm màu nâu sũng nước sau đó lan rộng vào bên trong lá làm lá bị co dúm lại, phần thịt lá sẽ khô và rụng.

Thông thường nấm xâm hại sẽ làm ngọn bị cháy, khô dần và chết cả cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nấm Rhizoctinia sp. phát triển mạnh vào mùa mưa.

Nấm Xâm Hại Sẽ Làm Ngọn Bị Cháy, Khô Dần Và Chết Cả Cây
Nấm Xâm Hại Sẽ Làm Ngọn Bị Cháy, Khô Dần Và Chết Cả Cây

Biện pháp phòng ngừa

  • Thu dọn tàn dư và tiêu hủy những cành nhánh bị bệnh. Tỉa cành, tạo tán giúp cây thông thoáng và hạn chế được nấm bệnh tấn công.
  • Bà con có thế phun các loại thuốc có chứa các hoạt chất như: Pencycuron, Ctyproconazole, Validamycin,…

6. Bệnh thối hoa (Fusarium sp.)

Tác nhân và triệu chứng gây hại

Nấm Fusarium sp. tấn công hoa làm vết bệnh có màu nâu đen, ăn lõm vào trong. Nấm từ bên ngoài 2 mảnh vỏ sẽ “ăn” dần vào phần cánh hoa bên trong làm hoa bị thối và rụng dần.

Nấm Fusarium Sp. Tấn Công Hoa Làm Vết Bệnh Có Màu Nâu Đen, Ăn Lõm Vào Trong
Nấm Fusarium Sp. Tấn Công Hoa Làm Vết Bệnh Có Màu Nâu Đen, Ăn Lõm Vào Trong

Biện pháp phòng ngừa

  • Giữ vườn thông thoáng bằng cách tỉa cành, tạo tán cho cây. Khi cây mang hoa nên tỉa bớt, giữ khoảng cách nhất định giữa các chùm bông để nấm bệnh không dễ lây lan.
  • Phun phòng bệnh bằng các hoạt chất thuốc như: Metalaxyl, Mancozeb,…phân sinh học Wehg.

7. Bệnh thối quả (Phytophthora palmivora)

Tác nhân và triệu chứng gây hại

Vết bệnh bị nấm Phytophthora palmivora gây hại bắt đầu bằng những chấm nhỏ màu nâu đen, xuất hiện từ cuống quả xuống phần vỏ quả bên dưới. Nấm tiếp tục tấn công vào bên trong phần thịt quả làm nhũn thối gây mùi hôi chua. Tơ nấm rất phát triển và lan rộng khi điều kiện thời tiết ẩm thấp.

Nấm Phytophthora Palmivora Gây Thối Quả Sầu Riêng (Nguồn: Internet)
Nấm Phytophthora Palmivora Gây Thối Quả Sầu Riêng (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng trừ

  • Tỉa bỏ sớm những quả mọc sát đất, vì khi tiếp xúc phần vỏ quả với mặt đất sẽ rất dễ phát sinh nấm bệnh tấn công và lây lan mạnh.
  • Xây dựng hệ thống thoát nước tốt, tránh tình trạng ngập úng vườn, động nước quanh vùng rễ để giảm phát sinh nấm bệnh hoành hành.
  • Bổ sung nhiều phân bón hữu cơ và nấm cộng sinh có lợi như: Trichoderma, chủng Baccillus, Streptomyces sp.,… hạn chế phân hóa học,
  • Bà con có thể sử dụng những hoạt chất thuốc như: Dimethomoph, Mancozeb + Metalaxyl,…khi phun lên trái theo đúng liều lượng khuyến cáo và đảm bảo thời gian cách ly.

8. Bệnh đốm rong (Cephaleuros virescens)

Tác nhân và triệu chứng gây hại

Vết bệnh do nấm Cephaleuros virescens tấn công thường có hình tròn, có màu đỏ như gạch tôm, nhiều đốm nhỏ lan nhanh trên bề mặt lá. Không chỉ gây hại trên lá mà cành cũng bị tấn công nhất là cành non. Trên lá thì làm giảm chức năng quang hợp, lá kém phát triển, còn cành thì bị nứt ra, vết nứt dễ bị các loài nấm khác xâm nhiễm.

Nấm Cephaleuros Virescens Tấn Công Thường Có Hình Tròn, Có Màu Đỏ Như Gạch Tôm, Nhiều Đốm Nhỏ Lan Nhanh Trên Bề Mặt Lá
Nấm Cephaleuros Virescens Tấn Công Thường Có Hình Tròn, Có Màu Đỏ Như Gạch Tôm, Nhiều Đốm Nhỏ Lan Nhanh Trên Bề Mặt Lá 

Biện pháp phòng trừ

  • Bà con nên tỉa cành tạo tán thông thoáng cho vườn và ban đầu nên trồng ở mật độ thích hợp.
  • Các hoạt chất thuốc chứa gốc đồng giúp phòng trị đốm rong hiệu quả.

Như vậy, Trang đã tổng hợp được 8 loại bệnh gây hại phổ biến trên sầu riêng. Nếu Cô/Chú, Anh/Chị phát hiện thêm những bệnh nào khác thì có thể góp ý bổ sung ạ. Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu và thắng lợi.

Tác giả: Huyền Trang

Mọi thắc mắc về bài viết “8 Loại bệnh hại phổ biến trên sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 882 249 – 0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Mancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt?

Chia sẻMancozeb Xanh Và Mancozeb Vàng Có Gì Khác Biệt? Hoạt chất Mancozeb là thuốc [...]

Giải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng

Chia sẻGiải Pháp Phòng Bệnh Thối Trái Trên Sầu Riêng Bệnh thối trái trên cây [...]

Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học

Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]

Nhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻNhện Đỏ Gây Hại Sầu Riêng Một trong những đối tượng được bà con [...]

Mọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng

Chia sẻMọt Đục Cành Gây Hại Sầu Riêng Mọt đục cành thuộc bộ Cánh cứng [...]

Biện Pháp Phòng Trị Vàng Lá Thối Rễ Cho Cây Sầu Riêng

Chia sẻBiện Pháp Phòng Trị Vàng Lá Thối Rễ Cho Cây Sầu Riêng Như các [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *