Chia sẻ

3 Lưu Ý Trước Khi Bón Phân Cho Cây Trồng

1. Độ pH đất

Cây trồng hút dinh dưỡng phụ thuộc vào pH có trong đất, tức pH đất phải đảm bảo lượng dinh dưỡng di động đủ cung cấp cho cây trồng.

Một số loại phân do có tính chua (như supe lân), tính kiềm (lân nung chảy, natri silicat) khi bón liên tục vào đất có thể làm pH đất thay đổi, dẫn đến ức chế hoạt động của vi sinh vật đất hoặc gây ảnh hưởng cho các yếu tố dinh dưỡng khác.

Sử Dụng Máy Đo Ph Và Độ Ẩm Đất Dm15 Nhập Khẩu Từ Nhật Để Kiểm Tra Ph Đất
Sử Dụng Máy Đo Ph Và Độ Ẩm Đất Dm15 Nhập Khẩu Từ Nhật Để Kiểm Tra Ph Đất

Tham khảo sản phẩm: Máy đo pH và độ ẩm đất DM15

Đất có độ pH thấp

Bón phân lân nung chảy trên đất chua không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn làm giảm độ chua của đất, đảm bảo độ phì của đất.

Lân nung chảy có tính kiềm (pH=8) nên khi bón trên đất chua có hiệu quả tốt hơn khi bón trên đất có pH trung tính, đất kiềm. Vì ở pH thấp, Ca3(PO4)2 trong lân phản ứng với ion H+ và chuyển về dạng CaHPO4 có độ tan lớn hơn và cây dễ hấp thu hơn.

Bà con có thể sử dụng các dạng phân bón hữu cơ có pH kiềm như Phân Bón Sinh Học WEHG – 100% Thảo Mộc Thiên Nhiên có pH = 8 – 9 để góp phần nâng pH đất trong vườn => bà con ở khu vực đất nhiễm phèn thường hay sử dụng không chỉ trên cây ăn trái mà còn cho cả rau màu.

Ngoài ra bà con có thể sử dụng vôi để nâng pH đất trong vườn của mình.   

Phân Bón Sinh Học Wehg – 100% Thảo Mộc Thiên Nhiên Có Ph = 8 - 9
Phân Bón Sinh Học Wehg – 100% Thảo Mộc Thiên Nhiên Có Ph = 8 – 9

Tham khảo sản phẩm: Phân bón sinh học WEHG

Đất có độ pH cao

Đất kiềm là do đất chứa nhiều ion tính kiềm như Canxi, Magie. So với đất chua thì đất kiềm thường ít gặp hơn. Vì quá trình canh tác thường tác động làm giảm độ pH của đất hơn là làm tăng. Hầu hết các loại phân bón hóa học bà con thường bổ sung vào đất đa số có tính axít như: Sunfat amon (SA), Clorua kali (KCl), Sulfat kali (K2SO4),… nên việc đất có pH cao rất khó xảy ra.

Trên đất kiềm không nên bón phân đạm dạng amoni, vì ion NH4+, phản ứng với ion OH tạo NH4OH và chất này bị phân huỷ thành NH3 bay đi gây thất thoát lượng phân bón lớn dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế.

Không bón phân vi lượng có chứa các ion kim loại nặng của Fe, Mn, Cu đối với đất có pH cao vì các ion này bị thuỷ phân tạo thành các hydroxit và các oxit khó tan cây trồng khó hấp thu (Fe2+ + 2OH => Fe(OH)2: đây là chất kết tủa không tan trong nước).

Ph Đất Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Hấp Thu Các Chất Dinh Dưỡng
Ph Đất Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Hấp Thu Các Chất Dinh Dưỡng

Bà con có thể chủ động kiểm tra pH đất trong vườn của mình bằng cách sử dụng Máy Đo pH Và Độ Ẩm Đất DM15 Nhập Khẩu Từ Nhật để lựa chọn loại phân bón cho phù hợp hoặc có biện pháp bón vôi kèm theo để nâng pH đất giúp mang lại hiệu quả hấp thụ phân bón cao hơn.

Nhà vườn có thể tham khảo thêm cách kiểm tra và nâng pH đất tại:

2. Nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến độ tan của phân bón hoặc độ bền vững của phân bón, nên tuỳ theo nhiệt độ môi trường mà chọn dạng phân bón thích hợp để cây hấp thu tốt hơn hoặc không gây mất phân bón.

Khi nhiệt độ môi trường thấp không nên bón các loại phân chậm tan. Phân khi bón vào đất hoặc cho vào nước khuấy mà không thấy tan hết ngay thường được bà con nông dân gọi là phân chậm tan.

Hoặc khi ở nhiệt độ cao không nên bón phân urê (hay gọi là phân lạnh) sẽ dẫn đến sự mất đạm dưới dạng NH3  => thất thoát đạm lên đến 60-70%.

3. Dạng phân bón

Khi phun lên lá (phân vi lượng hoặc tổ hợp vi lượng với chất điều hoà sinh trưởng) thì nhất thiết phải sử dụng các loại phân dễ tan. Nhà vườn hay sử dụng dạng phân chelat vì cây dễ hấp thu và phân bón ít bị biến tính do tác động của môi trường từ đó mang lại hiệu quả rất cao.

Phân Bón Lá Dạng Chelate Cây Dễ Hấp Thu Và Ít Bị Biến Tính Do Tác Động Của Môi Trường
Phân Bón Lá Dạng Chelate Cây Dễ Hấp Thu Và Ít Bị Biến Tính Do Tác Động Của Môi Trường

Các ion Fe rất dễ bị O2 oxy hoá thành ion Fe3+ cây khó hấp thu nhưng chelat FeEDTA khá bền môi trường, khó bị oxy oxy hoá hơn.

Đất có khả năng trao đổi ion, do đó có thể cố định các ion khác có trong phân bón làm cho cây trồng không hấp thu được. Vì thế chọn dạng phân bón thích hợp có thể hạn chế được hiện tượng này.

Đất phèn là đất chua, giàu sắt và nhôm di động nên không dùng supe lân (có tính chua) để bón cho cây trồng vì các hạt keo sắt, nhôm phản ứng với các ion phosphat hoà tan tạo thành các dạng phosphat khó tan cây không hấp thu được.

Nên Sử Dụng Phân Lân Nung Chảy Cho Đất Bị Nhiễm Phèn
Nên Sử Dụng Phân Lân Nung Chảy Cho Đất Bị Nhiễm Phèn

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “3 Lưu ý trước khi bón phân cho cây trồng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

2 Yếu Tố Quyết Định Đến Sự Ra Hoa Sầu Riêng

Chia sẻ2 Yếu Tố Quyết Định Đến Sự Ra Hoa Sầu Riêng Để sầu riêng [...]

Sự Vận Chuyển Nước Và Dinh Dưỡng Trong Cây Trồng

Chia sẻSự Vận Chuyển Nước Và Dinh Dưỡng Trong Cây Trồng Để hấp thụ nước [...]

Làm Già Lá Bằng Hoạt Chất Phòng Trừ Nấm Bệnh

Chia sẻLàm Già Lá Bằng Hoạt Chất Phòng Trừ Nấm Bệnh Việc sử dụng hoạt [...]

Cơ Chế Hình Thành Tầng Rời Gây Rụng Lá Và Quả Sầu Riêng

Chia sẻCơ Chế Hình Thành Tầng Rời Gây Rụng Lá Và Quả Sầu Riêng 1. [...]

Bón Phân Qua Lá Sầu Riêng Khi Nào Là Thích Hợp?

Chia sẻBón Phân Qua Lá Sầu Riêng Khi Nào Là Thích Hợp? Bón phân qua [...]

Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Như Thế Nào Cho Đúng Và An Toàn

Chia sẻSử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Như Thế Nào Cho Đúng Và An [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *