Chia sẻ

Nên Kéo Đọt Hay Hãm Đọt Cho Sầu Riêng?

Trong cuộc sống có những lúc chúng ta cần đi nhanh có những lúc cần đi chậm, nhanh hay chậm thì người điều khiển có thể lựa chọn được. Với cơi đọt cây sầu riêng cũng vậy, có lúc cần đi nhanh (kéo đọt) có lúc cần đi chậm (hãm đọt) hoặc có lúc cần dừng lại (đốt đọt), vậy cây sầu riêng lúc nào cần kéo đọt hoặc hãm đọt?

Kéo Đọt:

Chúng ta chạy xe – lúc đoạn đường vắng, thuận lợi, hoặc lúc gấp gáp thì chúng ta tăng ga chạy nhanh tương tự cơi đọt sầu riêng cũng vậy, lúc nào thì cần kéo, cần cho nó ra mạnh, ra nhanh nhỉ?

1/ Cây con: thả, trồng cây sầu riêng con xuống ai cũng thích, cũng mong nó mau cao mau lớn, cơi đọt đi mạnh, đi thường xuyên và để được như vậy thì cần phải đảm bảo đủ nước, đủ phân, ngừa bệnh hại. Nước thì đơn giản rồi – nhờ mưa, nhờ tưới, v.v làm sao giữ ẩm đều, không ngập úng là được; phân thì từ lúc xuống giống thường đã được bón lót để làm nền cho cây ăn khi bén đọt, đi rễ, lúc cây lên được 1 – 2 cơi đọt lại đi phân tiếp – cây còn nhỏ hạn chế đi phân hóa học mà nên bỏ phân nở, phân hữu cơ mà lưu ý cây còn nhỏ đừng nóng ruột mà đi phân quá liều- bỏ nhiều, và tần suất dày, thay vì vậy mỗi lần bón ít và một tháng bón 1 – 2 lần là được; ngoài bón phân gốc có thể cho cây ăn qua lá bằng việc phun các loại phân bón.

Z4136470954019 B5698796258Dd109C5A042Ee3Ee8Aa2E
Nên Kéo Đọt Hay Hãm Đọt Cho Sầu Riêng

2/ Cây 2 – 3 năm cũng cần lớn nhanh, cần kéo đọt.

3/ Cây bói: Thường thì cây mới làm bông năm đầu cần đọt đi chậm lại chút hoặc làm già lá bằng cách cắt nước, rải lân.

Z4136470954144 C3B4443934F20817260A342Afbb6B8Bf
Nên Kéo Đọt Hay Hãm Đọt Cho Sầu Riêng

4/ Cây giai đoạn kinh doanh, từ năm thứ 4 thứ 5 trở đi: Cây lúc này vẫn còn sung lắm, đọt bắn liên tục do đó ta chỉ cần đi phân đều – phân bón gốc, phân phun qua lá v  để giàn lá đẹp, cây khỏe là được. Đặc biệt khi cây ra mắt cua 2 – 3cm là cần kéo đọt nhanh để khi gần xổ nhuỵ giàn lá lụa cứng là đẹp, sau này khi mang trái nhỏ sẽ không lo cây đi đọt thêm nữa.

Z4136470960744 D8Acb4F8F753786744B9B1A58Dfda98F
Nên Kéo Đọt Hay Hãm Đọt Cho Sầu Riêng

=> Từ cây con, đến cây năm 4 – 5 chúng ta cần bảo vệ giàn lá – vì lá là để quang hợp để cây mau lớn do đó cần phải ngăn ngừa sâu ăn lá, bọ cánh cứng, rầy xanh, sâu đục thân v.v bằng các loại thuốc bvtv hoặc các chế phẩm sinh học ngừa sâu rầy thân thiện với sức khỏe con người.

Hãm Đọt:

Đến đoạn đường đông, lúc cần an toàn, đường xấu hoặc cần tập trung làm 1 việc gì đó như nghe điện thoại chẳng hạn thì cần phải chạy chậm lại; cây sầu riêng có lúc cũng cần hãm đọt. Vậy thì giai đoạn nào, lúc nào cần hãm đọt, hãm như thế nào – kiểu thắng gấp, hay nhấp nhả, thắng từ từ! và hãm bao lâu?

Với trẻ con ít khi bắt chúng ăn kiêng lắm, đa số là mong các bé mau ăn chóng lớn – có người ép ăn, tấp quá là các cháu béo phì; và với cây sầu riêng con, sầu riêng giai đoạn kiến thiết từ lúc mới trồng tới năm 3 – 4 ít khi chúng ta nghĩ đến việc hãm đọt chi. Thậm chí cây năm 3.5 đến năm 4 dù bắt đầu ra trái bói chủ vườn cưng quá chưa muốn ép, hãm cứ để tự nhiên ra bông trái được nhiêu lấy nhiêu.

Như vậy hãm đọt là chỉ nói đến cây giai đoạn kinh doanh, nhất là lúc chuyển giao từ Tơ/kiến thiết qua Kinh doanh, cây từ năm 3.5 qua 4 hoặc chậm thì từ 4 qua 5. Giai đoạn này cây vẫn còn sung lắm, như thiếu niên mới chuyển qua thanh niên vậy, đọt đi liên tục trung bình hơn tháng là đã có cơi đọt, do dó nếu đúng lúc xổ nhụy mà đọt đi mạnh thì khả năng rụng hoặc méo trái, chim cò cong quẹo, xương là cao. Còn cây lâu năm từ năm 7-8 hoặc lớn tuổi hơn nữa thì việc đi cơi đọt là cả một vấn đề – thường từ sau khi thu hoạch trái xong đến lúc làm bông trở lại cây đi giỏi lắm là 2 – 3 cơi đọt là cùng cho nên việc hãm đọt với cây lớn có tuổi là không cần thiết lắm!

Nhung Van De Cua Cac Cu Sau Rieng 03

Các giai đoạn cần hãm đọt; hãm bằng chất gì và hãm như thế nào?

Đối với sầu riêng giai đoạn kiến thiết 1 – 3 năm đầu thì không nên hãm đọt (tức khi chưa làm trái). Kể từ khi cây làm trái mới áp dụng hình thức hãm đọt nếu chu kỳ phát triển sầu riêng không theo nhịp làm trái. Đối với từng cây, cây sung và suy yếu thì nên điều chỉnh lượng phân trong quá trình hãm đọt.

  1. Hãm để xử lý hoa đồng loạt đối với vườn tơ cây sung nhưng giàn đọt không đồng bộ ta nên rải hàm lượng lân + kali hoặc phun lá khi giàn lá của cơi được 20 – 30 ngày tuổi mục đích để giàn lá già, khỏe đồng đều ức chế sinh trưởng của đọt để chuẩn bị cho việc xiết nước làm bông.
  2. Giai đoạn hoa trước khi xả nhụy 15 – 20 ngày. Chú ý giàn đọt mà điều chỉnh lượng phân bón lá cho hợp lý (hãm đọt đa số là các dòng phân bón lá hay còn gọi là điều hòa sinh trưởng). Thành phần trong các dòng phân hãm đọt này đa số là hàm lượng lân, kali cao. Tùy vào mục đích hãm mạnh hay yếu thì phụ thuộc vào giàn đọt của sầu riêng. Đôi khi đọt khỏe, việc hãm gặp khó khăn ta nên chủ động tăng liều (pha đậm hơn) hoặc pha kết hợp với 1 dòng bón lá tương tự để tăng hiệu quả già lá nhanh hoặc còn gọi là đốt đọt.
  3. Giai đoạn xả nhị và tới lúc trái 700 – 800g vẫn cần phun duy trì hãm đọt để giàn đọt không đi, đảm bảo lá cho trái không bị méo, giật hộc, thiếu múi… đồng thời tránh hiện tượng rụng sinh lý.
  4. Tóm lại, kéo đọt hay hãm đọt chúng ta cần xem xét vườn mình đang ở giai đoạn nào của cây sầu riêng, cần đọt cần cành thì kéo đọt, cần bộ lá để nuôi trái thì kéo đọt, còn khi cần làm bông thì hãm lại, cần nuôi trái, cần đậu trái thì hãm đọt lại để không bị chia dinh dưỡng. Như cây khoẻ quá, đi đọt mạnh quá mà đang mang trái hay bông xổ nhuỵ thì mình hãm đọt lại, còn cây yếu thì không cần hay cần bộ lá lúc ra mắt cua dài thì mình kéo đọt. Linh hoạt và cần nhìn ra giai đoạn của cây là yếu tố quyết định nên làm gì cho khu vườn.

    Vinadurian


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Nghề Gõ Sầu Riêng Kiến Tiền Triệu Mỗi Ngày

Chia sẻNghề Gõ Sầu Riêng Kiếm Tiền Triệu Mỗi Ngày Và Những Góc Khuất Sầu [...]

Sầu Riêng Black Thorn – Thị Hiếu Nâng Tầm Giá Trị

Chia sẻSầu Riêng Black Thorn – Thị Hiếu Nâng Tầm Giá Trị Sầu riêng không [...]

Đặc Điểm Sầu Riêng Monthong

Chia sẻĐặc Điểm Sầu Riêng Monthong Nhắc đến sầu riêng, không ai có thể bỏ [...]

Độc Lạ Sầu Riêng Chuồng Bò

Chia sẻĐộc Lạ Sầu Riêng Chuồng Bò Chắc hẳn nhiều người cũng rất ấn tượng [...]

Đặc Điểm Sầu Riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (Chín Hóa)

Chia sẻĐặc Điểm Sầu Riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (Chín Hóa) Sầu riêng “Chín [...]

Thực Hư Cách Trồng Sầu Riêng 2-3 Cây Một Gốc

Chia sẻThực Hư Cách Trồng Sầu Riêng 2-3 Cây Một Gốc Cây sầu riêng là [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *