Chăm Sóc Sầu Riêng Sau Thu Hoạch
Sau khi hoàn thành một mùa vụ, cây sầu riêng đã bị suy yếu, kiệt sức bởi cây đã phải dốc toàn lực để làm bông và nuôi trái suốt một thời gian dài.
Nếu sau thu hoạch mà để quá lâu thì thời gian sẽ không đủ cho cây hồi sức trở lại và không kịp chuẩn bị cơi lá cho vụ tiếp theo. Vì vậy việc phục hồi sau thu hoạch là rất cấp thiết cho cây sầu riêng.
Cắt tỉa, rửa cây
Cắt tỉa
Không nên sử dụng phân bón phục hồi cây ngay sau khi thu hoạch vì lúc này cây không thể hấp thu tốt nhất mà cần phải để cây nghỉ khoảng 7 đến 10 ngày sau.
Sau thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa loại bỏ tàn dư, những cành khô, cành bị sâu bệnh gây hại nặng. Kể cả, cắt đi những cuống trái còn sót lại trên thân cành quả => loại bỏ các cành không hữu hiệu giúp phát huy công dụng của việc bón phân sau này.
Cần tiêu hủy và xử lý vôi đối với các tàn dư này vì đây là nguồn bệnh chủ yếu cho vụ mùa sau.
Việc cắt tỉa này nên làm thường xuyên hai tháng một lần. Nhằm tạo cho vườn sầu riêng thông thoáng, vừa thuận lợi trong việc chăm sóc sầu riêng.
Rửa cây
Việc cắt tỉa cành này đang tạo vết thương cơ giới cho cây trồng nên cần phải rửa cây giúp hạn chế nấm bệnh tấn công.
Thông thường bà con sẽ sử dụng hỗn hợp Bordeaux (Boóc đô – hỗn hợp đồng (II) sunfat (CuSO4) và vôi tôi (Ca(OH)2) hoặc các hợp chất có gốc đồng là chủ yếu.
- Hướng dẫn pha Boóc đô:
Pha riêng dung dịch nước đồng và dung dịch nước vôi trước khi trộn lại với nhau. Trong đó, 1 kg vôi pha với 20 lít nước, 1 kg đồng xanh pha với 80 lít nước. Sau khi đồng và vôi tan đều, tiến hành vừa khuấy nước vôi theo 1 chiều, vừa đổ 80 lít nước đồng vào 20 lít nước vôi. Sau khi đổ hết nước đồng vào thì khuấy thêm 2-3 phút cho đều là có thể sử dụng.
Tuy nhiên cần phải sử dụng đúng liều lượng và tránh lạm dụng vì sau khi rửa vườn nếu gặp trời mưa thì lượng đồng có trong Boóc đô sẽ bị nước rửa trôi xuống đất dẫn đến ngộ độc cho rễ ngoài ra còn gây hại cho giun đất. Mặc khác sử dụng quá liều gây ra xoăn lá, rụng các lá non của cây vì sau thu hoạch không phải tất cả các cây cũng đều có bộ lá già.
Vì vậy cần phải có một biện pháp an toàn hơn cho cây sầu riêng đang ra lá non như sử dụng phân bón sinh học Wehg để rửa cây, cải tạo đất và cân bằng pH đất.
Liều dùng: pha 1 lít WEHG với 100-150 lít nước sau đó phun trên thân cành sầu riêng (sử dụng 1-2 lần/tháng).
Cải tạo đất
Cuối thời điểm thu hoạch thì cây được bón nhiều kali và lượng kali dư thừa trong đất này sẽ gây chua đất và làm cho đất bị chai cứng vì vậy cần phải xới nhẹ bề mặt đất.
Nếu đất chua cần phải xử lí vôi giúp cân bằng lại pH đất, thường sẽ sử dụng các loại vôi sau để cải tạo:
Bón vôi tôi Ca(OH)2 Bón vôi nung CaO | Bón vôi bột – Bột đá vôi (CaCO3) | Bón vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) | |
Đặc tính |
|
|
|
Tác dụng với đất |
|
|
|
Lưu ý |
|
|
7 – 10 ngày sau khi cải tạo vôi cần bổ sung cho đất Trichoderma để hạn chế nấm bệnh cho mùa vụ sau.
Cung cấp phân bón
Cây suy yếu nặng (bộ lá ít và còi cọc): cần sử dụng Humic kích rễ trước và ưu tiên các loại phân bón hòa tan như Đạm cá (cung cấp nhanh dinh dưỡng cho cây phục hồi) trước rồi mới cung cấp phân bón gốc sau (lúc này bộ rễ đã ổn định nên sẽ hấp thu chất dinh dưỡng tốt).
Humic: 50-100g/cây
Sau 3-4 ngày có thể bón Đạm cá (5-20 lít đạm cá đã pha/gốc tùy vào tình trạng cây) hoặc NPK hàm lượng đạm cao như NPK 30-10-10 để cung cấp dinh.
Sau 10 – 15 ngày bón lặp lại giúp cây nhanh phục hồi, kết hợp với kéo đọt bằng GA3, Amino axit, vi lượng.
Cây ổn định (vẫn còn đủ số lượng lá): sử dụng kích rễ và phân bón chung một lúc để tiết kiệm công vì lúc này cây đủ số lượng lá để cây quang hợp và bộ rễ vẫn còn khỏe.
Tưới gốc
| Pha 3 lít đạm cá + 0,5 kg Humic + (0,5 kg Trichoderma) + 200 lít nước. Tưới phân xung quanh tán cây sau đó tưới lại nước để phân thấm sâu hơn. |
Phun lá
| Pha 1 lít đạm cá + 200gram Humic + 200 lít nước Xịt ướt hết tán cây (có thể pha chung với thuốc rầy phun cùng lúc để tiết kiệm công phun). Định kỳ thuốc rầy 10-15 ngày phun 1 lần để không bị rầy chích hút đọt non. |
Sau 15-20 ngày bón lặp lại giúp cây nhanh phục hồi và đi cơi đọt mới.
Sau khi cây đã đi cơi đọt mới xem như việc phục hồi đã tốt cần chăm sóc dưỡng đọt và cung cấp dinh dưỡng đều cho cây phát triển tốt.
- Phân Bón Sinh Học WEHG – 100% Thảo Mộc Thiên Nhiên
- Chế Phẩm Chitosan Dạng Bột
- Phân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nông Nghiệp
- Phân Humic Mỹ Hữu Cơ 95% Acid Powder Dạng Bột
- Mật Rỉ Đường (Rỉ Đường, Mật Đường)
- Trichoderma – Nấm Đối Kháng Trong Nông Nghiệp (Bio-TC)
- Chế Phẩm Sinh Học EM-AG (EM Gốc Chuyên Dùng Trong Nông Nghiệp)
- Men Ủ Phân Cá Protease, Giảm Mùi Hôi Khi Ủ Phân Cá
- Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc (EM1) Dùng Cho Nông Nghiệp, Thủy Sản
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Ngọc Ánh
Mọi thắc mắc vê bài viết “Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Quảng Cáo
Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Vi Sinh Forge S
Xạ khuẩn ở Forge sp sẽ phát triển ở rễ và tán lá cây trồng giúp định hình một...
https://tincay.comPhân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nô
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá
https://tincay.comĐạm Đậu Nành – Phân Hữu Cơ Thủy Phân Từ
Chuyên dưỡng trái, giúp trái căng tròn, nặng ký, không sượng, xơ, cháy.....
https://tincay.comBài viết liên quan
Những Lưu Ý Cho Sầu Riêng Sắp Thu Hoạch Khi Vào Mùa Mưa
Chia sẻNhững Lưu Ý Cho Sầu Riêng Sắp Thu Hoạch Khi Vào Mùa Mưa Vào [...]
Th5
4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn
Chia sẻ4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn Bà con đã từng gặp [...]
Th4
Méo Trái Sầu Riêng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Chia sẻNguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Méo Trái Sầu Riêng Méo trái [...]
Th3
Phân Biệt Cháy Lá Do Thiếu Nước Và Thán Thư Trong Giai Đoạn Làm Bông
Chia sẻPhân Biệt Cháy Lá Do Thiếu Nước Và Thán Thư Trong Giai Đoạn Làm [...]
Th3
4 Khó Khăn Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Trong Tết
Chia sẻ4 Khó Khăn Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Trong Tết Thời điểm sầu riêng [...]
Th2
Hạn Chế Rụng Lá Trong Giai Đoạn Tạo Mầm Hoa
Chia sẻHạn Chế Rụng Lá Trong Giai Đoạn Tạo Mầm Hoa Vấn đề rụng lá [...]
Th1