Bốn Giải Pháp Khắc Phục Ngộ Độc Phân NPK
Phân bón là không thể thiếu trong nông nghiệp, phân bón giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển và cho năng suất cao. Phân bón NPK là loại phân được nhiều người sử dụng bởi trong phân chứa đến 3 thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu như sử dụng quá liều lượng phân NPK sẽ dễ khiến cây bị ngộ độc.
Ngộ độc phân NPK là sử dụng quá liều hoặc sử dụng không đúng cách phân bón chứa các chất N (nitơ), P (phốt pho), K (kali) gây hại cho cây trồng.
Nguyên nhân ngộ độc phân NPK
- Do lượng phân bón phân tán không đều, khi tiếp xúc trực tiếp với một bộ phận (thường là rễ, lá) gây tình trạng nồng độ đậm dẫn đến tổn thương các tế bào của rễ và lá. Nếu lượng phân này phân tán đều sẽ không gây ảnh hưởng đến cây trồng.
- Do bộ rễ yếu cây chậm hấp thu dinh dưỡng hơn so với những cây còn lại nhưng lại sử dụng cùng một lượng dinh dưỡng.
- Trong một vườn, tính chất hệ đệm đất cũng khác nhau nên lượng phân bón chuyển hóa cũng khác nhau.
Biểu hiện
Cháy rễ: khi nồng độ phân bón cao gây cháy các rễ non gần đó dẫn đến làm cây bị héo rũ nặng vào buổi trưa và xế chiều đặc biệt vùng tán lá phía rễ bị cháy sẽ héo nặng hơn.
Cháy lá: đối với các loại phân bón lá khi sử dụng ở nồng độ cao tạo các đốm nâu trên lá, qua 1 – 2 ngày sau các đốm nâu này chết và khô lại.
Ngoài ra cây bị ngộ độc phân NPK còn gây ảnh hưởng đến các nguyên tố trung và vi lượng khác như:
- Cây bị ngộ độc kali gây ức chế sự hấp thu canxi, magie nên thừa kali có biểu hiện thiếu canxi, magie.
- Thừa đạm gây ức chế hấp thu kẽm nên cây có hiểu hiện thiếu kẽm khi thừa đạm.
- Bón nhiều lân có thể gây thiếu sắt, kẽm. Nên tình trạng thiếu sắt, kẽm cũng là một dạng ngộ độc NPK.
Hướng khắc phục:
- Rửa sạch đất: Nếu cây trồng đã bị ngộ độc, cần rửa sạch đất để loại bỏ lượng phân bón còn lại. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tưới nhiều nước vào đất để làm trôi đi các chất phân bón.
- Giảm liều lượng phân bón: Cần điều chỉnh liều lượng phân bón NPK phù hợp với nhu cầu thực tế của cây trồng. Nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và đảm bảo sử dụng đúng liều lượng.
- Chọn các loại phân bón dễ hòa tan, các loại phân bón dạng lỏng như đạm cá, Wehg,… Đối với các loại phân dạng hạt, khó tan cần khuấy đều hoặc ngâm nước trước để dễ hoà tan, tưới đều xung quanh tán cây không tưới sát gốc cây. Sau khi tưới phân có thể tưới lại bằng nước giúp phân thấm đều và sâu hơn.
- Thay đổi phương pháp sử dụng phân bón: chia nhỏ liều lượng và phân bố đều trong quá trình trồng.
Ngoài ra, để tránh ngộ độc phân bón NPK, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng phân bón của nhà sản xuất.
- Đo lường chính xác liều lượng phân bón và tuân thủ đúng lịch trình bón phân.
- Kiểm tra độ ẩm của đất trước khi bón phân để tránh sử dụng quá nhiều phân trong đất ẩm ướt.
- Sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón tự nhiên để giảm nguy cơ ngộ độc.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Tác giả: Ngọc Ánh
Mọi thắc mắc về bài viết “Bốn giải pháp khắc phục ngộ độc phân NPK”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Quảng Cáo
Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Vi Sinh Forge S
Xạ khuẩn ở Forge sp sẽ phát triển ở rễ và tán lá cây trồng giúp định hình một...
https://tincay.comPhân Đạm Cá – Phân Cá Hữu Cơ Dùng Cho Nô
Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cung cấp chất hữu cơ được thủy phân (ủ) từ cá
https://tincay.comĐạm Đậu Nành – Phân Hữu Cơ Thủy Phân Từ
Chuyên dưỡng trái, giúp trái căng tròn, nặng ký, không sượng, xơ, cháy.....
https://tincay.comBài viết liên quan
Những Lưu Ý Cho Sầu Riêng Sắp Thu Hoạch Khi Vào Mùa Mưa
Chia sẻNhững Lưu Ý Cho Sầu Riêng Sắp Thu Hoạch Khi Vào Mùa Mưa Vào [...]
Th5
4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn
Chia sẻ4 Nguyên Nhân Khiến Sầu Riêng Con Chậm Lớn Bà con đã từng gặp [...]
Th4
Méo Trái Sầu Riêng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Chia sẻNguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Méo Trái Sầu Riêng Méo trái [...]
Th3
Phân Biệt Cháy Lá Do Thiếu Nước Và Thán Thư Trong Giai Đoạn Làm Bông
Chia sẻPhân Biệt Cháy Lá Do Thiếu Nước Và Thán Thư Trong Giai Đoạn Làm [...]
Th3
4 Khó Khăn Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Trong Tết
Chia sẻ4 Khó Khăn Khi Sầu Riêng Xổ Nhụy Trong Tết Thời điểm sầu riêng [...]
Th2
Hạn Chế Rụng Lá Trong Giai Đoạn Tạo Mầm Hoa
Chia sẻHạn Chế Rụng Lá Trong Giai Đoạn Tạo Mầm Hoa Vấn đề rụng lá [...]
Th1