Chia sẻ

Bộ Rễ Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Cây Sầu Riêng

1. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến cho cây sầu riêng bị còi cọc, chậm lớn. Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như sau:

  • Đó là nguồn cây giống ban đầu không sạch bệnh, cành và mắt ghép già cỗi, chứa mầm bệnh. Cây non rễ còn chưa phát triển nên dễ bị nhiễm bệnh hoặc hấp thu chất dinh dưỡng kém.
  • Ngoài ra có thể do việc chăm sóc không đúng cách, mùa nắng cây bị thiếu nước và mùa mưa bị ngập úng => Điều này khiễn rễ cây bị hư tạo điều kiện cho nấm, tuyến trùng gây hại.
  • Đất có độ pH thấp làm cho lượng phân bón không chuyển hóa được tích tụ dẫn đến ngộ độc rễ, làm rễ bị hư, tạo điều kiện cho các tác động gây hại bộ rễ dưới mặt đất như: nấm, mối, tuyến trùng,…
  • Nấm Fusarium sp, Phytophthora sp., Pythium sp., Rhizoctonia sp.,… là tác nhân gây bệnh thối rễ.
  • Riêng nấm Fusarium sp. luôn hiện diện trong đất nhưng không xâm nhập trực tiếp vào rễ. Nấm xâm nhập chủ yếu qua các mảng thối ở rễ non khi rễ bị oi nước trong một thời gian dài.
  • Các loài Rhizoctonia sp. cũng gây hiện tượng lở cổ rễ cây con, thường xảy ra trong vườn ươm. Bệnh thối rễ do nấm Rhizoctonia hình thành do nấm xâm nhập vào cây ở đỉnh sinh trưởng của các rễ phụ nhỏ. Nấm sau đó phát triển từ đầu rễ và lan vào rễ chính làm thối rễ.
  • Tuyến trùng là dịch hại nguy hiểm vì khi tuyến trùng xâm hại cây không thể hút được nước và dinh dưỡng nuôi cây dẫn đến cây chết hàng loạt gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, tuyến trùng ký sinh thực vật còn được đánh giá là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các bệnh hại cây trồng do nấm, vi khuẩn từ đất.
  • Có nhiều loài tuyến trùng gây hại rễ cây ăn trái nhưng phổ biến nhất là tuyến trùng Meloidogyne spp. Tuyến trùng xuất hiện và xâm hại sẽ khiến rễ cây ăn trái bị biến dạng chuyển sang màu nâu, rễ bị thối và bắt đầu xuất hiện những nốt sưng, cây phát triển chậm dần còi cọc, cây thấp.
  • Tuyến trùng thường tấn công vào những rễ đã trưởng thành, những vết chích hút của nó tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và gây hại trên cây.

2. Biểu hiện

  • Trên lá: Lá cây sầu riêng trở nên thô cứng và vàng, dễ rụng hay dễ bị sâu bệnh tấn công.
  • Trên thân, cành: thân nhỏ có các vết nứt, hoặc bị chảy nhựa, cây thấp. Các cành nhỏ chủ yếu mọc hướng lên, nhiều cành tăm.
  • Trên rễ: rễ non kém phát triển, các đầu rễ non bị khô, nổi các nốt sần đen.
Bộ Rễ Ảnh Hưởng Đến Cây Sầu Riêng
Bộ Rễ Ảnh Hưởng Đến Cây Sầu Riêng

3. Cách khắc phục cây bị còi cọc, kém phát triển

Để có thể góp phần khiến cây phát triển được tốt, nâng cao tỉ lệ sống cho cây con, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Chế độ đất và nước

  • Cây sầu riêng là loại cây chịu ngập úng kém. Nên phần đất xung quanh mô trồng cần được giữ đủ ẩm vào mùa khô và không bị ngâp úng vào mùa mưa.
  • Nước dùng để tưới cho cây luôn phải là nước sạch. Lưu ý không nên sử dụng nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp) hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều.
  • Cần phải kiểm tra các chỉ tiêu đất như: độ ẩm đất, pH, nhiệt độ, EC,….
Đo Các Chỉ Tiêu Đất Tại Vườn Sầu Riêng
Đo Các Chỉ Tiêu Đất Tại Vườn Sầu Riêng

Hạn chế các yếu tố tự nhiên bất lợi

  • Nếu khu vực trồng trống trải nên đóng cọc cho cây => Làm như vậy để cây không bị ngã đổ do gió.
  • Ngoài ra nên dùng rơm rạ, cỏ khô, bả dừa đậy xung quanh mô cây => Điều đó để giữ ẩm vào mùa khô hay tránh bị xói mòn vào mùa mưa.

Liều lượng bón phân cho cây

Nhằm khắc phục tình trạng cây sầu riêng bị còi cọc, kém phát triển thì việc bón phân đúng liều lượng là hết sức quan trọng.

  • Phân bón hữu cơ:

Đối với phân hữu cơ, mỗi năm bón một lần vào mùa mưa với lượng phân bón là 10 – 15 kg/gốc/năm. (Nếu bạn sử dụng phân chuồng thì phân chuồng này cần phải ủ hoai mục. Trong quá trình ủ cần bổ sung thêm nấm Trichoderma để ngăn ngừa các loại nấm bệnh và tuyến trùng hại cây).

Cần bổ sung thêm phân bón đạm cá kết hợp Humic để cây phát triển tốt bộ rễ: Pha 3 lít đạm cá + 0,5 kg Humic + 0,5 kg Trichoderma + 200 lít nước. Tưới phân xung quanh tán cây sau đó tưới lại nước để phân thấm sâu hơn.

Tham khảo các sản phẩm:

  • Phân bón hóa học:

Có thể bổ sung từ 200 – 300 gram NPK cho cây 2 năm tuổi để cân bằng dinh dưỡng cho cây (tùy tình trạng cây mà gia giảm cho hợp lí).

Đồng thời bổ sung các loại trung – vi lượng cho cây trồng.

Chế độ chăm sóc

Thăm vườn và phát hiện bệnh kịp thời như: bệnh đốm rong, rầy xanh, nhện đỏ, thán thư, vàng lá thối rễ,….

Chủ động phòng bệnh có cây bằng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học, hữu cơ như:

  • Phòng nấm bệnh bằng:phân bón sinh học Wehg, nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm Chitosan dạng lỏng 5%,…
  • Phòng tuyến trùng bằng cách nâng pH đất cho cây trồng như: sử dụng phân bón sinh học Wehg, Humic,…

Khi cây có dấu hiệu nhiễm bệnh cần sử dụng thuốc BVTV chuyên trị để hạn chế bệnh lây lan đặc biệt là nấm và tuyến trùng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!

Tác giả: Ngọc Ánh

Mọi thắc mắc về bài viết “Bộ rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sầu riêng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0932 063 123 – 0902 882 249  – 0909 307 123 –  0903  908  671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ


Chia sẻ

Bài viết liên quan

Cây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học

Chia sẻCây Trồng Bị Ngộ Độc Phân Bón Hóa Học Ngộ độc phân bón hoá [...]

Giải Pháp Chống Sốc Cho Sầu Riêng Giai Đoạn Mùa Nắng Nóng

Chia sẻGiải Pháp Chống Sốc Cho Sầu Riêng Giai Đoạn Mùa Nắng Nóng Dạo gần [...]

Có Nhất Thiết Phải Loại Bỏ Cành Vượt Trên Sầu Riêng?

Chia sẻCó Nhất Thiết Phải Loại Bỏ Cành Vượt Trên Sầu Riêng? Như lần trước [...]

5 Nguyên Nhân Đen Mắc Cua Trên Sầu Riêng

Chia sẻ5 Nguyên Nhân Đen Mắc Cua Trên Sầu Riêng 1. Mắc cua ra không [...]

Ảnh Hưởng Của Oxy Trong Đất Đối Với Cây Trồng

Chia sẻẢnh Hưởng Của Oxy Trong Đất Đối Với Cây Trồng Trong canh tác nông [...]

Nên Trồng Sầu Riêng Khoảng Cách Bao Nhiêu?

Chia sẻNên Trồng Sầu Riêng Khoảng Cách Bao Nhiêu? Mật độ trồng sầu riêng còn [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *